Nhịp sống

[Video] Nhìn sang hệ thống buýt nhanh BRT các nước

  Hà Nội là thành phố đầu tiên của Việt Nam triển khai buýt nhanh BRT từ 1.1.2017. Còn ở các nước láng giềng cũng như nhiều đô thị phát triển khác, buýt BRT từ lâu đã trở thành phương tiện không thể thiếu bên cạnh hệ thống đường sắt đô thị.

Ngày 29/12/2016, lần đầu tiên hệ thống buýt nhanh BRT của Hà Nội đã chạy thử nghiệm với nhiều lượt xe có hành khách. Mục tiêu là để đánh giá hiệu quả sử dụng cũng như xem xét, xây dựng phương án hoạt động hiệu quả nhất trước khi bắt đầu hoạt động chính thức từ ngày 1.1.2017.

[Video] Nhìn sang hệ thống buýt nhanh BRT các nước ảnh 1 Buýt nhanh ở Hà Nội trong ngày chạy thử 29/12 đã gặp phải thử thách cực lớn đến từ xung đột giao thông với các phương tiện khác và ý thức người dân kém. Ảnh Zing

Nhiều tờ báo trong nước đã đồng loạt đưa tin về sự kiện này, phần lớn đều nêu lên những khó khăn dường như đã được dự báo trước: xung đột giao thông với các phương tiện khác. Nguyên nhân được chỉ ra khá dễ dàng gồm: diện tích mặt đường vốn đã bé, nay thêm làn BRT trở nên quá tải trước khối lượng phương tiện giao thông quá lớn, ý thức người dân (cả ôtô lẫn xe máy) chưa cao, thường xuyên chèn đầu, lấn làn buýt BRT.

Nhà chức trách thành phố Hà Nội dự kiến sẽ triển khai đồng loạt các lực lượng hỗ trợ như CSGT, Thanh tra giao thông để hỗ trợ buýt nhanh BRT trong tháng đầu hoạt động. Lực lượng CSGT Hà Nội cũng tuyên bố mạnh tay xử lý các trường hợp chạy vào làn BRT từ 1.1.2017 khi đường không ách tắc, mức phạt từ 800 nghìn đồng đến 1,2 triệu đồng. Người dân cũng sẽ được miễn phí trong tháng 1/2017 khi dùng buýt BRT để đi lại. Tất cả đều đã sẵn sàng để tuyến buýt BRT dần trở nên quen thuộc và hỗ trợ giao thông công cộng ở thành phố Hà Nội cho đến khi kết nối được với hệ thống đường sắt đô thị.

Những khó khăn của Hà Nội đang gặp phải khi triển khai buýt BRT có thể thấy khá giống với thành phố Quảng Châu (Trung Quốc). Trước khi có BRT, hoạt động xe buýt ở thành phố này đan xen với các phương tiện khác khá lộn xộn, thường xuyên ách tắc. Kể từ khi hoàn thành hệ thống BRT với các làn đường riêng và trung tâm điều phối khổng lồ, hoạt động buýt nhanh BRT đã trở nên quen thuộc với người dân Quảng Châu (xem clip dưới).

 Clip buýt nhanh BRT ở Quảng Châu

Tương tự Quảng Châu, hệ thống buýt nhanh của Bangkok (Thái Lan) góp phần không nhỏ vào hoạt động trung chuyển hành khách từ ngoại ô vào trong nội đô và kết nối hiệu quả với đường sắt đô thị. Các tuyến đường buýt nhanh ở đây được xây làn riêng được ngăn cách bằng gờ bê-tông. Điểm lợi của hệ thống này là nó không chiếm quá nhiều diện tích làn đường chung bởi Thái Lan đã quy hoạch khá tốt.

  Buýt nhanh BRT ở Bangkok (Thái Lan)

Tại Brazil, hệ thống buýt nhanh cũng là một phần tất yếu của các hoạt động đi lại trong các thành phố lớn. Tại đây, các xe buýt BRT có làn đường riêng khá rộng và tách biệt hẳn với các phương tiện khác.

  Buýt nhanh ở Brazil

Cũng có điểm chung với Hà Nội, diện tích nhiều con đường có BRT đi chung ở Đài Chung (Đài Loan) không quá lớn. Do đó, buýt BRT vẫn phải chạy chung với các phương tiện khác và được phân định thông qua vạch kẻ đường. Tuy nhiên, các phương tiện tại đây khá tuân thủ luật lệ và khi có sự xuất hiện của xe BRT thì đều nhường quyền ưu tiên. Bên cạnh đó, các trạm đón khách ở Đài Chung được xây dựng khá hiện đại và có làn phân định cứng dành riêng cho xe BRT, tránh được các xung đột giao thông.

  Buýt nhanh ở Đài Chung (Đài Loan)

Hệ thống buýt nhanh ở Malaysia sử dụng tuyến đường riêng biệt, cả ở mặt đất và trên cao

Theo NgheNhinVietNam

Nguồn: https://nghenhinvietnam.vn/xe-doi-song/video-nhin-sang-he-thong-buyt-nhanh-brt-cac-nuoc