Nhịp sống

Vì người đàn ông này, Ferrari mới có thể “ăn nên làm ra” tại Nhật như ngày nay!

Từng lập kỷ lục tốc độ với chiếc F40 trên đường công cộng, ông Toru Kirikae đã khiến giới chơi xe chú ý tới thương hiệu Ferrari và khiến nó thành công tại Nhật như hiện tại.

Từ hàng chục năm nay, Nhật Bản đã trở thành một trong những thị trường "béo bở" nhất trên Thế giới của Ferrari. Đối với cộng đồng chơi xe Nhật, nhiều người cho rằng những thành công của hãng tại thị trường này đều bắt nguồn từ một người: Toru Kirikae. Ông Kirikae đuợc coi là "bố già" Ferrari tại Nhật Bản và thậm chí được những người bạn của mình mệnh danh là "Mr.Ferrari". 

Vì người đàn ông này, Ferrari mới có thể “ăn nên làm ra” tại Nhật như ngày nay! ảnh 1  ông Toru Kirikae  Dù là một nhân vật cực kỳ quan trọng trong giới chơi siêu xe ở Nhật, nhưng Kirikae để lại ấn tượng như bất kỳ người đàn ông cao tuổi điển hình nào ở quốc gia đang già hoá này. Chỉ khi ông hồi tưởng lại những ngày tháng tuơi đẹp trong kỷ nguyên bùng nổ siêu xe và ánh mắt trở nên long lanh, những người có dịp tiếp xúc mới nhận ra đưọc niềm đam mê xe hơi mãnh liệt của Kirikae. Ông tự miêu tả mình là một người đam mê cảm giác lái của những chiếc xe thể thao, thay vì chỉ đơn thuần là một nhà sưu tầm. Vì người đàn ông này, Ferrari mới có thể “ăn nên làm ra” tại Nhật như ngày nay! ảnh 2 Đối với Kirikae, niềm đam mê của ông đã bắt đầu vào năm 1971, khi ông mới chỉ là một chàng trai 24 tuổi. Kirikae vẫn còn nhớ rõ về thời điểm ông gặp một chiếc Ferrari Dino 246GT màu đỏ, khi đang cùng với 3 người bạn của mình ngồi trong một mẫu xe thể thao Nhật Bản nổi tiếng khác là Nissan Skyline GT-R.  Vì người đàn ông này, Ferrari mới có thể “ăn nên làm ra” tại Nhật như ngày nay! ảnh 3  "Đó là lần đầu tiên tôi đưọc nhìn thấy một chiếc xe ấn tượng với những đường cong hoàn mỹ như vậy. Tôi nghĩ màu sơn đỏ của nó thật đẹp. Vào lúc ấy, tôi tự hỏi rằng cảm giác khi sở hữu một chiếc xe như thế sẽ ra sao" - Kirikae nói. Tuy nhiên, những người bạn ngồi cùng trong xe ông lại không nghĩ vậy. Họ có định kiến rằng những người giàu có tới mức mua được một chiếc Ferrari đều là các tay trọc phú hợm hĩnh, hay đã mua xe bằng "tiền bẩn". Vì người đàn ông này, Ferrari mới có thể “ăn nên làm ra” tại Nhật như ngày nay! ảnh 4 Ở thời điểm này trong cuộc đời, Kirikae vốn đã chơi các dòng xe thể thao Nhật Bản, và thậm chí còn tự sửa được những động cơ xoay rotor của Mazda. Nhưng với góc nhìn của một doanh nhân, ông đã nhận ra tiềm năng và sức hấp dẫn của Ferrari tại Nhật từ rất sớm. Chính vì vậy ông bắt đầu nhập những chiếc Ferrari từ châu Âu với số lượng thậm chí còn cạnh tranh được với cả Cornes - nhà phân phối chính thức và duy nhất của hãng siêu xe Ý tại Nhật vào lúc đó.   Vì người đàn ông này, Ferrari mới có thể “ăn nên làm ra” tại Nhật như ngày nay! ảnh 5 Racing Service Dino  Ấn tượng khi gặp chiếc Ferrari đầu tiên đã khiến Kirikae tự mở ra cửa tiệm Ferrari riêng cho mình với tên gọi Racing Service Dino - và cho tới nay ông vẫn duy trì nó. Kể từ đó, đam mê của Kirikae đối với Ferrari ngày càng lớn dần. Vào năm 1982 ông đã thành lập và trở thành Chủ tịch CLB Ferrari đầu tiên tại Nhật. Trong kỷ nguyên bùng nổ siêu xe từ giữa thập niên 70 tới những năm 80 của Thế kỷ XX, Kirikae dùng mọi mối quan hệ truyền thông để đưa thương hiệu Ferrari tới gần hơn với công chúng.   Vì người đàn ông này, Ferrari mới có thể “ăn nên làm ra” tại Nhật như ngày nay! ảnh 6  Hiện tại Ferrari đang bán đủ thứ vật phẩm mang hình ảnh của hãng như áo khoác, mũ, nước hoa... và trở thành một thương hiệu nổi tiếng. Chính vì vậy khó có thể tin rằng vào thập niên 70, không nhiều người Nhật biết tới Ferrari. Họ chỉ có dịp được nhìn thấy những chiếc xe mang logo ngựa chồm 2 lần, trong các chặng đua Grand Prix ở đường đua Fuji vào năm 1976 và 1977. Phải tới năm 1987, một chặng đua nữa mới quay trở lại Nhật Bản.  Vì người đàn ông này, Ferrari mới có thể “ăn nên làm ra” tại Nhật như ngày nay! ảnh 7 Tuy nhiên những năm 70-80 cũng là thời kỳ "ăn nên làm ra" của các thương hiệu châu Âu cao cấp - với nền kinh tế hùng mạnh, người Nhật rất hào phóng vung tiền mua "đồ hiệu". Theo một nghiên cứu của JP Morgan, 80% doanh số của cửa hàng Louis Vuitton ở điện Elysees - Pháp tới từ các du khách Nhật Bản. Thậm chí cửa hàng Chanel đầu tiên ở Mỹ được mở ra chỉ vì lượng người Nhật tới du lịch rất lớn ở đảo Hawaii.   Vì người đàn ông này, Ferrari mới có thể “ăn nên làm ra” tại Nhật như ngày nay! ảnh 8  Đối với Kirikae, bối cảnh này là dịp tốt để đem tình yêu Ferrari của mình đến với mọi người. Ông được mời tới tham dự một chương trình TV hỏi đáp về siêu xe trên đài Tokyo. Ông tự xuất bản một cuốn tự truyện về niềm đam mê xe và "mối lương duyên" với những chiếc Ferrari. Thậm chí Kirikae còn xuất bản một bài hát về Ferrari với sự hợp tác của hãng thu âm Colombia.

  Sau khi cuốn sách được phát hành, Kirikae nhận ra rằng ngày càng có nhiều người Nhật đã biết đến Ferrari hơn và cảm thấy nhiệm vụ của mình đã hoàn thành - cho tới khi ông sở hữu một chiếc F40. Hiện đã trở thành một huyền thoại siêu xe, tuy nhiên vào thời điểm ra mắt nhiều người vẫn còn nghĩ rằng Ferrari đã "thổi phồng" về hiệu năng thực sự của F40. Cảm thấy khó chịu về những sự hoài nghi này, Kirikae muốn chứng minh cho mọi người rằng họ đã lầm.

Vì người đàn ông này, Ferrari mới có thể “ăn nên làm ra” tại Nhật như ngày nay! ảnh 9

Cách tốt nhất mà ông nghĩ ra để chứng minh điều này đó là tự quay lại cảnh mình đạt tốc độ tối đa trên chiếc F40. Cần lưu ý rằng F40 chính là mẫu xe thương mại sản xuất hàng loạt đầu tiên có tốc độ tối đa vượt quá ngưỡng 320km/h. Hoàn toàn không có bất kỳ sự hỗ trợ nào từ Ferrari và các bên liên quan tới hãng siêu xe này, ông đã thử đạt tốc độ cực đại trên chiếc F40 của mình ở một đường đua dạng lòng chảo. 

  Ở lần nỗ lực đầu tiên này, ông đã không quay đồng hồ tốc độ của chiếc xe. Chính vì vậy thay vì tái thiết lập kỷ lục tại đường đua, Kirikae đã thử "test công" chiếc F40 trên đường cao tốc và đạt 317km/h. Điều này đã nhanh chóng được nhiều người biết đến, khiến Kirikae được nhiều đầu báo hỏi xác nhận xem ông có phải là người đã đạt tới tốc độ đó trên đường công công cộng hay không. Vốn định chạy hết tốc lực để chứng minh hiệu năng của chiếc F40, Kirikae đã tự hào khẳng định rằng ông chính là người ngồi sau vô-lăng. Vì người đàn ông này, Ferrari mới có thể “ăn nên làm ra” tại Nhật như ngày nay! ảnh 10  Tuy nhiên do đoạn video quay cảnh Kirikae phóng với tốc độ 317km/h ngoài đường bị rò rỉ ngoài muốn, ông đã gặp rắc rối. Phản ứng của dư luận rất tiêu cực, và Kirikae đã bị cảnh sát phạt số tiền 200.000 Yen (tương đương 1.800 USD vào thời kỳ đó). Sự cố này là một kỷ niệm đáng quên - hiện tại, ông không muốn nhắc nhiều về nó. Kirikae có nói rằng bất kỳ khi nào câu chuyện này được nhắc lại, nó "chọc tức những kẻ ghanh ghét ông nhiều hơn". Vì người đàn ông này, Ferrari mới có thể “ăn nên làm ra” tại Nhật như ngày nay! ảnh 11  Khá trớ trêu rằng video bị rò rỉ không quay cảnh mặt hay hé lộ về danh tính người lái xe - cảnh sát chỉ tóm được Kirikae bởi vì chính ông tự xác nhận rằng mình là người cầm lái. Mặc dù vậy Kirike vẫn không hề nuối tiếc vì quyết định của mình: "Tôi đã có thể biểu diễn được sức mạnh của chiếc Ferrari, và sự vụ này cũng khiến tôi trở nên nổi tiếng hơn". Vì người đàn ông này, Ferrari mới có thể “ăn nên làm ra” tại Nhật như ngày nay! ảnh 12  Trong tất cả những điều mà ông đã làm vì Ferrari, video F40 rõ ràng là thứ nổi tiếng nhất. Với các quy định tốc độ đã siết chặt hơn nhiều so với thời điểm đó và sự tự do của mạng xã hội; nếu ai đó làm điều như Kirikae vào thời điểm hiện tại, họ sẽ bị trừng phạt bởi công chúng và luật pháp gay gắt hơn nữa. Rõ ràng rằng hành động của ông không được khuyến khích, và bản thân Kirikae cũng hiểu rõ điều này. Vì người đàn ông này, Ferrari mới có thể “ăn nên làm ra” tại Nhật như ngày nay! ảnh 13  Chính vì vậy vào cuối thập niên 90 và đầu thập niên 2000, ông đã theo đuổi niềm đam mê tốc độ trên đường đua và là một tay lái cừ khôi. Trong 3 năm từ 1999 tới 2001, Kirikae chính là nhà vô địch giải đua Ferrari Challenge Nhật Bản. Hiện tại đã bước sang tuổi 72, nhưng ông vẫn tham gia đua trên một chiếc 458 Challenge. Sát cánh cùng Kirikae là người con trai của mình với một chiếc Ferrari khác. Vì người đàn ông này, Ferrari mới có thể “ăn nên làm ra” tại Nhật như ngày nay! ảnh 14 Cửa hàng Racing Service Dino của Kirikae vẫn là điểm đến dành cho những chủ sở hữu các dòng xe đua Challenge tới bảo dưỡng/sửa chữa và có một kho xe Ferrari từ cổ chí kim để sẵn sàng bán cho khách hàng. Và tiệm chỉ có chỗ cho Ferrari - tình yêu đối với hãng siêu xe này của Kirikae không bao giờ bị dập tắt. Nhưng nguồn thu nhập chính của ông không tới từ đường đua hay cửa hàng Ferrari, thay vào đó là một chuỗi võ đuờng karate. Trong thập niên 80 khi nền kinh tế bong bóng của Nhật đang phình to, ông đã mở vài võ đường và nhờ đó có được thu nhập để theo đuổi niềm đam mê đắt đỏ của mình.   Vì người đàn ông này, Ferrari mới có thể “ăn nên làm ra” tại Nhật như ngày nay! ảnh 15  Ngày nay Kirikae vẫn còn giữ lại một bộ sưu tập Ferrari đáng yêu với đủ các mẫu xe cũ mới, cả xe dân dụng lẫn xe đua. Một số mẫu xe đáng được nhắc tới bao gồm chiếc Ferrari đầu tiên mà ông sở hữu từ năm 1966 tới nay - 365BB, dòng coupe hạng sang 456GT màu xanh và phiên bản đặc biệt 458 Speciale. Giống nhiều dân chơi xe Nhật Bản, khác, Kirikae cũng độ nhẹ lại chúng với một số chi tiết như pô Koenig. Tuy nhiên về cơ bản bộ sưu tập của ông đều gần như nguyên bản và luôn ở trong trạng thái hoàn hảo. Vì người đàn ông này, Ferrari mới có thể “ăn nên làm ra” tại Nhật như ngày nay! ảnh 16  Những gì Kirikae chia sẻ về kỷ nguyên bùng nổ siêu xe tại Nhật đầy mê hoặc, giống như các câu chuyện về một Thế giới khác. Khi các đại gia có tiền đổ vào siêu xe trong bối cảnh nền kinh tế đang cực kỳ hưng thịnh trước khi cuộc khủng hoảng đầu những năm 90 nổ ra, những giới hạn chỉ còn tới từ trí tưởng tượng của họ. Đó là thời kỳ của các bản độ "điên rồ" nhất và những màn thể hiện mạo hiểm như Kirikae đã từng làm để chứng minh hiệu năng của những chiếc siêu xe. Vì người đàn ông này, Ferrari mới có thể “ăn nên làm ra” tại Nhật như ngày nay! ảnh 17 Và chính Kirikae và những con người đã sống qua thời kỳ này như cũng đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới văn hoá siêu xe và xe độ hiện nay tại Nhật Bản. Nhờ có những nỗ lực của ông trong quá khứ, Ferrari mới trở thành một thương hiệu nổi tiếng ở Nhật như hiện tại.   Vì người đàn ông này, Ferrari mới có thể “ăn nên làm ra” tại Nhật như ngày nay! ảnh 18   Vì người đàn ông này, Ferrari mới có thể “ăn nên làm ra” tại Nhật như ngày nay! ảnh 19  

Theo NgheNhinVietNam

Nguồn: https://nghenhinvietnam.vn/xe-doi-song/vi-nguoi-dan-ong-nay-ferrari-moi-co-the-an-nen-lam-ra-tai-nhat-nhu-ngay-nay