Nhịp sống

Điểm mặt loạt siêu xe động cơ đặt giữa trong lịch sử Aston Martin

Dù thường được coi là một hãng xe thể thao hạng sang GT với những chiếc coupe động cơ đặt trước, Aston Martin từng không ít lần thử sức với siêu xe động cơ đặt giữa.

Vào giữa năm 2016, Aston Martin (AM) đã bất ngờ hé lộ mô hình của siêu xe hypercar Valkyrie với khối động cơ đặt giữa (mid-engine). Đây là một sự kiện gây bất ngờ với rất nhiều người bởi trong hàng thập kỷ, thương hiệu này chỉ gắn liền với những chiếc ‘grand tourer’ GT động cơ đặt trước truyền thống. Không chỉ riêng bộ đôi DB11 và Vantage thế hệ mới vừa ra mắt tại thị trường Việt Nam, những siêu xe đình đám của AM như Vanquish, DBS hay Rapide đều sở hữu nắp capo dài cùng khối động cơ đặt trước.

Điểm mặt loạt siêu xe động cơ đặt giữa trong lịch sử Aston Martin ảnh 1 Bulldog – Siêu xe mid-engine đầu tiên mang đôi cánh Aston Martin

Để bắt đầu câu chuyện ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng ngược dòng thời gian và quay trở về thời điểm cách đây 40 năm. Đó là vào năm 1979 khi AM giới thiệu một mẫu xe ý tưởng mang tên Bulldog. Đây được coi là chiếc xe mid-engine đầu tiên của thương hiệu này. Bulldog sở hữu thiết kế đúng chất siêu xe thể thao, gây ấn tượng ở phong cách đơn giản, góc cạnh và đậm chất hiện đại. Đặc biệt, chiếc xe còn sở hữu cặp cánh gull-wing đầy lôi cuốn.  Điểm mặt loạt siêu xe động cơ đặt giữa trong lịch sử Aston Martin ảnh 2  Trái tim của Bulldog là khối động cơ V8 tăng áp kép mạnh mẽ có dung tích 5,3 lít. Được biết, cỗ máy này sản sinh công suất lên tới 700 mã lực nhưng giảm xuống còn 600 khi được lắp lên xe. Dù vậy, đây vẫn là một con số không tưởng ở thập niên 80 của Thế kỷ XX.  Theo tuyên bố của nhà sản xuất, Bulldog có thể đạt với vận tốc 381km/h, đủ để trở thành chiếc xe nhanh nhất Thế giới khi đó. Nhưng đáng tiếc là do chi phí quá lớn, dự án này đã không được triển khai như kế hoạch ban đầu và chỉ có đúng một nguyên mẫu được tạo ra. Điểm mặt loạt siêu xe động cơ đặt giữa trong lịch sử Aston Martin ảnh 3  Nếu như tình hình tài chính của AM khi đó được ổn định thì có lẽ những Ferrari, Lamborghini hay McLaren đã có thêm đối thủ. Thực chất, các vấn đề tài chính luôn đeo bám lấy AM trong suốt chiều dài lịch sử. Và có thời điểm, hãng này đã cận kề ‘cái chết’.  Trong quá trình phát triển, model này có tên mã là K-9.01. Trong đó, K9 được bắt nguồn từ một nhân vật trong series phim truyền hình Dr. Who.

Về phần cái tên Bulldog, nó được đặt bởi Alan Curtis – giám đốc quản lý tại AM lúc đó, sau khi vị này được ngồi trên một chiếc máy bay huấn luyện cùng tên của hãng hàng không Scotland. Phụ trách thiết kế chiếc xe là William Towns – cha đẻ của chiếc Lagonda, một mẫu sedan hạng sang cỡ lớn được sản xuất trong giai đoạn 1976-1990. Cách đây vài năm, AM đã xác nhận hồi sinh Lagonda dưới cái tên Taraf và chỉ dành cho thị trường Trung Đông. Còn tên gọi này được cho là sẽ xuất hiện trên một mẫu SUV chạy điện tương lai. 

Điểm mặt loạt siêu xe động cơ đặt giữa trong lịch sử Aston Martin ảnh 4  Tuy có thiết kế tương đồng với những sản phẩm cùng thời nhưng Bulldog lại to lớn hơn hẳn. Nếu như chiều cao chỉ nhỉnh hơn 2,5cm so với Lamborghini Countach LP400 thì chiều dài của nó lại vượt trội tới hơn 58cm. Chính vì vậy, AM đã lựa chọn thiết kế gullwing để lấp đầy bề ngang quá lớn của cửa xe. Bởi nếu dùng cửa truyền thống, cánh cửa sẽ chiếm rất nhiều không gian khi được mở ra. Và ngay từ lúc đó, AM đã muốn vứt bỏ cặp gương chiếu hậu ở bên ngoài và thay bằng camera nhìn sau truyền hình ảnh về màn hình đặt trên bảng điều khiển trung tâm.

Có thể thấy là Bulldog đã đi trước thời đại ở nhiều khía cạnh: từ công suất, hiệu năng cho tới công nghệ.  Không những vậy, Bulldog còn sở hữu các trang bị có nguồn gốc xe đua. Đó là bộ mâm ‘turbofan’ giúp làm mát phanh tốt hơn. Theo giải thích của AM, đây là một trang bị cần thiết bởi tốc độ tối đa của siêu xe này lên tới 381km/h – nhanh hơn cả siêu phẩm One-77 ra mắt sau Bulldog tới 30 năm. Mặc dù vậy, kỷ lục tốc độ mà chiếc xe đạt được  chỉ là 309km/h, ngang ngửa với chiếc DBS cũ. Trong khi đó, thời gian tăng tốc từ 0-97km/h là khoảng 5 giây. 

Điểm mặt loạt siêu xe động cơ đặt giữa trong lịch sử Aston Martin ảnh 5  Theo kế hoạch ban đầu, sẽ có khoảng 12-25 chiếc Bulldog được sản xuất. Nhưng như đã nêu ở trên, dự án bị đổ bể và nguyên mẫu duy nhất sau đó đã được bán lại cho một gia đình Hoàng gia ở Trung Đông vào năm 1984. Nếu tính theo tỷ lệ lạm phát sau 35 năm, giá trị hiện tại của chiếc xe là khoảng 868.700 USD (hơn 20 tỷ đồng). Đến năm 2012, độc phẩm của AM đã được rao bán một lần nữa với mức giá 1,3 triệu USD (hơn 30 tỷ đồng). 

Chiếc Aston Martin mid-engine tiếp theo Điểm mặt loạt siêu xe động cơ đặt giữa trong lịch sử Aston Martin ảnh 6 Sau khi được giải cứu bởi Malcolm Victor Gauntlett, AM đã cho ra mắt một nguyên mẫu xe đua Group C với động cơ nằm phía sau cabin. Chiếc xe này được đặt tên là Nimrod NRA/C2 do Robin Hamilton khởi xướng. Được biết, đây là một tay đua cừ khôi kiêm nhà phân phối của thương hiệu AM tại Anh. Sau thất bại với dự án xe đua Gipfast D.P.L.M., Hamilton nhận ra rằng ông cần tới sự giúp đỡ từ AM để hiện thực hóa giấc mơ của mình. Và đó cũng chính là khởi đầu của Nimrod NRA/C2. 

Thực chất, Nimrod NRA/C2 là một sản phẩm có sự đóng góp không chỉ của AM mà cả những cá nhân và tập thể, trong đó có công ty của Hamilton (AM nắm giữ 50% cổ phần) cũng như hãng độ máy Tickford. Sau rất nhiều thất bại với các khối động cơ V8 5,3 lít, cuối cùng thì cỗ xe đua của AM cũng có lần đầu tiên xuất trận tại cuộc đua Silverstone 6 giờ 1982. Theo tìm hiểu, đây cũng là sự kiện ra mắt của một huyền thoại đường đua, đó chính là Porsche 956.

Điểm mặt loạt siêu xe động cơ đặt giữa trong lịch sử Aston Martin ảnh 7 Nếu như Nimrod NRA/C2 chỉ về đích thứ 6 thì chiếc xe của người Đức đã giành ngôi vị á quân. Sau đó, có hai chiếc Nimrod được mang đến tranh tài tại cuộc đua khắc nghiệt bậc nhất hành tinh Le Mans 24 giờ. Nhưng đó dường như là sân khấu của Porsche. Nhưng những vấn đề ở động cơ vẫn tiếp tục xuất hiện. Hamilton cho biết những cỗ máy xe đua V8 của AM không phải là động cơ mạnh mẽ nhất nhưng lại rất đáng tin cậy. Tuy nhiên, Tickford lại muốn gia tăng sức mạnh cũng như vòng tua máy mà không thực hiện các bước phát triển cần thiết. Hậu quả nhãn tiền đã tái hiện thêm một lần nữa tại cuộc đua Spa. Đến lúc này, Gauntlett tuyên bố sẽ ngừng đài thọ cho dự án Nimrod.  Sau khi bị ngừng cấp tiền, Hamilton đã hướng tới Mỹ và đã tham gia một mùa giải IMSA GT. Cũng trong thời gian đó, ông cũng tiến hành phát triển biến thể NRA/C3 với bộ khung bằng sợi carbon. Điểm mặt loạt siêu xe động cơ đặt giữa trong lịch sử Aston Martin ảnh 8  Thậm chí, chiếc xe này đã được thử nghiệm trong hầm gió nhưng vì thiếu tiền đầu tư nên nó đã không được ‘ra lò’. Ngoài ra, một thành viên trong dự án cũng tự ý phát triển phiên bản nâng cấp của Nimrod NRA/C2 với tên gọi NRA/C2B. Nhưng một lần nữa, sự cố ở động cơ và cả hộp số đã chứng mình Nimrod là một dự án thất bại cay đắng.

Chiếc xe đua Group C chính thức của Aston Martin: 1989 Điểm mặt loạt siêu xe động cơ đặt giữa trong lịch sử Aston Martin ảnh 9  6 năm sau khi Hamilton ‘rửa tay gác kiếm’, AM chính thức quay trở lại với các cuộc đua thử thách sức bền kéo dài nhiều giờ (endurance racing) dưới sự hỗ trợ của đội đua Ecurie Ecosse tới từ Scotland. Điều hành dự án là Proteus Technology (Protech) với giám đốc quản lý là Richard Williams – người đứng sau C2B. Trong khi đó, người đứng đầu Protech là Ray Mallock, một cựu tay đua của đội Viscount Downe Nimrod kiêm cổ đông tại Ecurie Ecosse. Chiếc xe được đặt tên là AMR1, sở hữu kết cấu khung gầm liền khối monocoque được chế tạo từ carbon và kevlar. 

Trái tim của AMR1 là cỗ máy RDP87 V8 6,0 lít hút khí tự nhiên do Reaves Callaway phát triển. Trong năm 1989, chiếc xe này đã tham gia hai giải lớn là World Sports Prototype Championship (WSPC) và Le Mans 24 giờ. Tuy không thể hiện được sức mạnh và tốc độ nhưng ít nhất thì AMR1 đã cho thấy độ tin cậy đã được cải thiện, đặc biệt là tại Le Mans. Khi đó, chiếc xe đã cán đích ở vị trí thứ 11 trong khi ngôi vị dẫn đầu thuộc về một chiếc Mercedes-Sauber C9.
Thành tích tốt nhất của AMR1 là tại Brands Hatch (cuộc đua thứ 4 của mùa giải WSPC) với vị trí thứ 4 chung cuộc. Tuy nhiên, đó cũng là năm cuối cùng AMR1 xuất hiện trên đường đua. Bởi FIA đã đưa ra quy định mới cho Group C, trong đó động cơ của những chiếc xe tham gia tranh tài phải có dung tích 3,5 lít kể từ mùa giải 1991. Đáng tiếc là các vấn đề liên quan tới kinh phí đã không cho phép Proteus phát triển loại động cơ mới. Vì vậy, công ty này đã bị giải tán ngay từ tháng 2/1990.

Nguồn cảm hứng trên đường đua và những ý tưởng mới lạ

Đến cuối thiên niên kỷ thứ 2, AM bắt đầu cân nhắc tới phương án thay thế model Vantage. Vào năm 1999, hãng này đã mang tới triển lãm Geneva chiếc DB7 V12 Vantage. Tuy nhiên, một dự án mới với tên mã AM305 cũng đã được xem xét để trở thành Vantage thế hệ kế tiếp. Điểm đặc biệt của AM305 chính là việc chuyển sang cấu hình động cơ đặt giữa. Thế nhưng, CEO khi đó của AM là Ulrich Bez lại không tán thành phương án này và chiếc xe vẫn gắn bó với phong cách truyền thống. Đó chính là 2005 V8 Vantage. Điểm mặt loạt siêu xe động cơ đặt giữa trong lịch sử Aston Martin ảnh 10  Aston Martin DBR9 GT1. Ba năm sau ngày V8 Vantage trình làng, AM đã quay trở lại với những chiếc xe đua mid-engine. Model này mang tên DBR1-2 được đặt trên phiên bản tùy biến của bệ khung gầm B09/60 của chiếc xe đua DBR9 GT1. Và bệ khung gầm này là tác phẩm của Lola Cars – đối tác đã tham gia dự án Nimrod NRA/C2. Với khối động cơ V12 mạnh mẽ, DBR1 đã trở thành chiếc xe đua LMP1 không sử dụng diesel nhanh nhất vào năm 2009.

Nguyên mẫu này đã giành danh hiệu đầu tiên về cho AM tại cuộc đua Catalunya 1000km và về thứ 4 tại Le Mans. Sau những thành công ban đầu, DBR1-2 vẫn tiếp tục chinh chiến tại các đấu trường tốc độ cho đến cuối năm 2011, thời điểm mà AM quyết định dừng chương trình P1 để tập trung vào thể thức GTE (Grand Tourer Endurance).   Điểm mặt loạt siêu xe động cơ đặt giữa trong lịch sử Aston Martin ảnh 11  HBH Bulldog GT.

Cũng vào thời gian này, hãng chế tác thân xe tới từ Đan Mạch HBH đã giới thiệu một bản thiết kế mang tên Bulldog GT - siêu xe này dựa trên nền tảng của V12 Vantage. Nằm ngay trước trục sau của xe, cỗ máy V12 cho công suất 666 mã lực và 743Nm mô-men.Theo tuyên bố của nhà sản xuất, Bulldog GT có thể tăng tốc từ 0-97km/h trong vòng 3,9 giây trước khi đạt tốc độ tối đa 300km/h. Có thể HBH là một cái tên khá xa lạ nhưng đây chính là nơi thổi hồn cho siêu phẩm Zenvo ST1. 

Điểm mặt loạt siêu xe động cơ đặt giữa trong lịch sử Aston Martin ảnh 12  Đến năm 2014, AM đã tham gia vào một nhóm gồm các nhà sản xuất xe hơi muốn đẩy mạnh quảng bá hình ảnh thông qua tựa game đua xe đình đám Gran Turismo. Và cũng nhân dịp kỷ niệm 101 năm ngày thành lập, thương hiệu có trụ sở ở Gaydon đã trình làng một sản phẩm mô hình mang tên DP-100 tại sự kiện Goodwood Festival. Dù không có khả năng di chuyển nhưng chiếc xe này vẫn gây ấn tượng rất mạnh nhờ thiết kế cực kỳ hầm hố và đậm chất ‘phim ảnh’. Trong trò chơi do Sony phát hành, DP-100 mạnh tới 800 mã lực với trái tim là cỗ máy V12.  Aston Martin và kế hoạch tương lai. Điểm mặt loạt siêu xe động cơ đặt giữa trong lịch sử Aston Martin ảnh 13  Aston Martin AM-RB 003. Có thể khẳng định là AM sẽ không từ bỏ những chiếc GT đã làm nên bản sắc của thương hiệu này - hoặc ít nhất là trong tương lai gần. Tuy nhiên, chúng sẽ không còn giữ vị thế độc tôn như trước. Tại sự kiện Geneva vừa diễn ra, Andy Palmer cùng đội ngũ nhân viên của mình đã tỏ ra cực kỳ nghiêm túc với loạt model mới. Nếu như siêu phẩm Valkyrie chuẩn bị được giới thiệu với hai phiên bản đường phố và đường đua AMR Pro thì AMR-003 cũng sẽ được hé lộ trong thời gian sắp tới. Phiên bản sản xuất của AMR-003 có thể ra mắt vào năm 2021 với tên gọi chính thức là Valhalla.  Điểm mặt loạt siêu xe động cơ đặt giữa trong lịch sử Aston Martin ảnh 14  Aston Martin Valkyrie AMR Pro. Siêu xe này được gọi vui là ‘tiểu Valkyrie’ nhờ sự tương đồng về mặt thiết kế, chỉ có điều kích thước nhỏ hơn một chút. Không những vậy, công suất của AM-RB 003 cũng thua kém người anh của nó.  Được biết, sức mạnh của chiếc xe bắt nguồn từ khối động cơ V6 tăng áp kết hợp với công nghệ hybrid. Hệ thống này do Aston Martin tự phát triển thay vì Cosworth – tác giả của khối động cơ V12 trên Valkyrie. Dự kiến, thông số kỹ thuật của AM-RB 003 sẽ được công bố trong thời gian tới.   Điểm mặt loạt siêu xe động cơ đặt giữa trong lịch sử Aston Martin ảnh 15  Aston Martin Vanquish Vision Concept  Ngoài bộ đôi vừa nêu, hai model còn lại mới được AM giới thiệu đều là những mẫu xe ý tưởng. Trong đó, Vanquish Vision chính là phiên bản hồi sinh đầy bất ngờ của một cái tên đã biến mất hơn một năm trước. Không chỉ đẩy khối động cơ về nửa thân sau cùng thiết kế đẹp hút hồn, siêu xe này còn thể hiện rõ mong muốn cạnh tranh với McLaren 720S ở sức mạnh. Một số nguồn tin cho biết Vanquish mới sẽ mạnh 710 mã lực và có thể lên kệ vào năm 2021 hoặc 2022. Ngoài những thông tin trên, sản phẩm này vẫn đang được giữ kín.  Điểm mặt loạt siêu xe động cơ đặt giữa trong lịch sử Aston Martin ảnh 16  Bên cạnh những siêu xe thể thao thực thụ, AM cũng cho thấy một xu hướng hoàn toàn mới thông qua bản concept Lagonda All-Terrain. Đó thực chất là biến thể nâng gầm của model Lagonda Vision Concept ra mắt cách đây một năm. Ngoài thiết kế, điểm khác biệt lớn nhất của chiếc xe này so với DBX – mẫu SUV đầu tay của AM nằm ở hệ thống động lực. Nếu như Lagonda All-Terrain là một mẫu EV thì DBX vẫn sử dụng động cơ V8 4,0 lít do Mercedes-AMG cung cấp. Điểm mặt loạt siêu xe động cơ đặt giữa trong lịch sử Aston Martin ảnh 17 Như vậy là trong vài năm nữa, đội hình của Aston Martin sẽ rất phong phú, bao trùm nhiều phân khúc. Từ GT cổ điển, siêu xe thể thao, SUV hiệu năng cao cho tới sedan và xe đa dụng siêu sang chạy điện. Với lực lượng như vậy, AM không chỉ có khả năng cạnh tranh với những đối thủ đã lọt vào tầm ngắm mà thậm chí là còn đi trước một bước. Bởi nếu nhìn sang những McLaren, Lamborghini hay Ferrari, không một tên tuổi nào sở hữu dàn ‘chiến xa’ có độ phủ rộng như AM. 

Theo NgheNhinVietNam

Nguồn: https://nghenhinvietnam.vn/xe-doi-song/diem-mat-loat-sieu-xe-dong-co-dat-giua-trong-lich-su-aston-martin