Nhịp sống

Café Ranger Kỳ 1: Khám phá thủ phủ cà phê Việt Nam

Với vai trò là người quan sát, Ford Ranger đã rong ruổi khắp các nẻo đường của vùng Tây Nguyên đất đỏ bazan trong chuyến đi hơn 1.000km, để khám phá toàn bộ qui trình tạo ra hạt cà phê thơm ngon, loại thức uống được hàng trăm triệu người trên thế giới ưa chuộng.

Café Ranger Kỳ 1: Khám phá thủ phủ cà phê Việt Nam ảnh 1 Cây cà phê du nhập vào Việt Nam thời thực dân Pháp đô hộ cuối thế kỷ 19, để rồi đến nay Việt Nam trở thành nước xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Brazil, và là nước xuất khẩu cà phê Robusta số 1 thế giới. Tuy nhiên, không phải người dân Việt Nam nào cũng có thể hình dung ra được toàn cảnh quá trình gian khổ sản xuất ra hạt cà phê thơm ngon. Trong chuyến trải nghiệm lần này với Ford Ranger, Xedoisong.vn quyết định đưa mẫu pickup của hãng xe Mỹ dấn thân vào quá trình này, chứng kiến sự thăng trầm nhiều màu sắc của các công đoạn thu hoạch, bảo quản và chế biến cà phê. Chuyến đi còn ghi nhận nhiều vấn đề khác ở vùng thủ phủ cà phê Việt Nam.

Tiếp cận thủ phủ cà phê Việt Nam

Quốc lộ 13 tiếp nối Quốc lộ 14 là con đường gần như duy nhất nối phần lớn các tỉnh Tây Nguyên với khu vực Miền Đông Nam bộ. Mang tính chất huyết mạch, đóng vai trò là cầu dẫn phát triển kinh tế vùng Tây Nguyên, nhưng đây lại là con đường hãi hùng đối với giới tài xế cũng như người dân hai bên đường. Người viết qua lại con đường này hàng năm, và từ nhiều năm trước, tuyến đường này được thi công cải tạo, nâng cấp và mở rộng, nhưng càng làm thì con đường càng ngổn ngang, bụi bặm và bị băm nát với vô số ổ gà đầy dẫy những mối nguy hiểm, kéo dài cả trăm km từ Đồng Xoài đến tận TP. Buôn Ma Thuột, mà đỉnh điểm là đoạn đi địa phận huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước. Từ TPHCM đi Buôn Ma Thuột chỉ vỏn vẹn 350km, ô tô trước đây đi trung bình khoảng 7 tiếng là đến nơi, tuy nhiên hiện hầu hết các loại xe khách xe tải phải mất khoảng hơn 10 tiếng. Chiếc Ford Ranger của chúng tôi khởi hành từ TPHCM vào khoảng 10h30 sáng, nhưng mãi đến tận 8h tối cùng ngày chúng tôi mới đến được TP. Buôn Ma Thuột. Ford Ranger thuận lợi hơn vì đặc tính gầm cao, không ngại các ổ gà, nhưng nhìn những chiếc sedan gầm thấp mò mẫm dò đường, hay những chiếc xe máy lầm lủi trong đám bụi mù mịt mới thấy được sự trần ai khi đi lại trên con đường được gọi là “con đường đau khổ” này. Café Ranger Kỳ 1: Khám phá thủ phủ cà phê Việt Nam ảnh 2 Chọn vùng đất Tây Nguyên bạt ngàn cà phê để khám phá bởi chúng tôi cho rằng một chiếc xe pickup như Ford Ranger có những tố chất phù hợp một cách lý tưởng với điều kiện địa hình nhiều đồi dốc, cũng như đời sống kinh tế với nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo. Ở các nước có nền nông nghiệp phát triển mà ví dụ điển hình là láng giềng Thái Lan, xe pickup đã và đang rất được ưa chuộng. Trong quá khứ, nhiều năm liền Thái Lan ghi nhận số lượng xe pickup bán ra chiếm tới hơn 50% tổng số xe mà thị trường hấp thụ. Thời gian gần đây, tỷ lệ này có phần giảm xuống nhưng trong năm 2013, số lượng xe bán ra tại Thái Lan đạt 1,324 triệu chiếc, thì trong đó có tới gần 530 nghìn chiếc là xe pickup, tức chiếm tới 40%. Café Ranger Kỳ 1: Khám phá thủ phủ cà phê Việt Nam ảnh 3 Liên tưởng nền nông nghiệp ở vùng Đông Bắc Thái Lan và Cao nguyên Trung phần của Việt Nam, chúng tôi đặt câu hỏi rằng tại sao pickup ở Việt Nam lại chiếm tỷ trong chưa cao. Và câu hỏi này đang được thị trường khu vực Tây Nguyên trả lời bằng số lượng pickup xuất hiện trên các con đường vùng đất đỏ bazan. Có thể nói không nơi đâu ở Việt Nam mà xe pickup có tỷ lệ nhiều như ở vùng Tây Nguyên hiện nay. Nhìn thoáng qua một đoạn đường ở TP.Buôn Ma Thuột, cứ khoảng 10-15 chiếc xe đậu dọc hai bên đường thì thể nào cũng tìm thấy được 2, thậm chí 3 chiếc pickup. Đầy đủ các thương hiệu, từ Toyota Hilux, Isuzu D-Max, cho đến Mitsubishi Triton và cả Mazda BT-50, nhưng nhiều nhất phải kể đến là Ford Ranger. Anh Tuấn, chủ một cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật ở Buôn Hồ sau khi khai trương cửa hàng đã tậu ngay một chiếc Ford Ranger đời mới để vừa phục vụ nhu cầu đi lại hàng ngày của gia đình, vừa là phương tiện lý tưởng để vận chuyển hàng hóa là những loại thuốc bảo vệ thực vật, bởi thùng tải của Ford Ranger có sức chở lên tới hơn 700kg.

Thế giới của công nông

Việc rất dễ bắt gặp những chiếc pickup ở vùng Tây Nguyên này khiến chúng tôi có cảm giác rằng chiếc Ranger Wildtrak mang biển 65 của chúng tôi như “con hổ được thả về rừng”, nhất là khi quang cảnh xung quanh toàn những đồn điền cà phê cao su bạt ngàn, trải dài trên những con đồi nối tiếp đồi và được tô điểm bởi những dải đường đất đỏ lác đác những khóm hoa trạng nguyên, dã quỳ đầy mời gọi. Café Ranger Kỳ 1: Khám phá thủ phủ cà phê Việt Nam ảnh 4 Pickup đang ngày càng nhiều ở Tây Nguyên, nhưng loại “ô tô” phổ biến nhất trên vùng cao nguyên đất đỏ này lại là những chiếc xe được xem như “đặc sản của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam”, đó là công nông đầu dọc. Do đặc thù của việc canh tác cà phê, gần như không một gia đình trồng cà phê nào lại không sở hữu riêng một chiếc công nông càng như vậy. Và nếu xem đây là một chiếc ô tô với đủ 4 bánh và gắn động cơ, thì có lẽ vùng Tây Nguyên này là nơi có tỷ lệ… ô tô/người cao nhất cả nước. Năm 2007, Chính phủ từng ra Quyết định Số 1491/QĐ-TTg về việc hỗ trợ để thay thế xe công nông, xe tải quá niên hạn sử dụng tại các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Sau 7 năm có hiệu lực, chưa rõ quyết định này phát huy tác dụng như thế nào ở các địa phương khác, nhưng riêng vùng Tây Nguyên thì hạn chế các tuyến đường lưu thông của công nông rồi tiến tới việc thay thế công nông là gần như bất khả thi trong tương lai gần, bởi như nhiều người vẫn nói, “không có công nông thì không có ngành cà phê DakLak.” Trông trần trụi, xấu xí vậy, nhưng đây lại là "cần câu cơm", đồng thời là người bạn thân thiết của dân làm cà phê. Không từ một khó khăn nào, những chiếc công nông bao thầu giúp người dân toàn bộ các công việc nặng nhọc nhất của một mùa vụ, từ việc chở người vào rẫy thu hoạch, chở cà phê về nhà qua những con đường lầy lội, cho đến việc làm đầu máy chạy bơm nước tưới tiêu, kéo máy xay máy xát, mua phân bón, vận chuyển cà phê đi bán… Trong vai trò là người bạn quan sát, tham gia sâu rộng vào toàn bộ quá trình thu hoạch cà phê, Ford Ranger ghi nhận vai trò không thể thay thế của những chiếc công nông này. Café Ranger Kỳ 1: Khám phá thủ phủ cà phê Việt Nam ảnh 11 Vụ mùa khô ráo Lên kế hoạch khám phá vùng đất cà phê cùng với Ford Ranger, nhóm thực hiện đã hình dung trong đầu về những điều kiện khó khăn nhất mà chiếc Ranger Wildtrak này sẽ gặp phải. Bởi như thường lệ hàng năm, mùa thu hoạch cà phê kéo dài từ khoảng tháng 9-12 thường rơi vào đúng mùa mưa bão. Các con đường đất đỏ hứng phải những cơn mưa dầm dề nhiều ngày liền sẽ biến thành đất nhão trơn dính. Dưới tác động cày xới của đoàn công nông kéo theo cả tấn cà phê tươi phía sau, con đường ngày càng bị đào sâu và trở thành những con sông bùn nhão ngập hơn nửa bánh xe. Đây là hình ảnh đã trở thành nỗi ám thường xuyên của những người làm cà phê trên vùng cao nguyên đất đỏ này. Café Ranger Kỳ 1: Khám phá thủ phủ cà phê Việt Nam ảnh 12  Để giảm độ dốc cho những chiếc công nông, nhiều con đường dẫn vào rẫy được người dân đào sâu xẻ rãnh, tạo thành lối đi uốn cong, lọt thỏm giữa những vách đất đỏ cao hơn nửa thân xe. Trong những mùa vụ mưa dầm dề, đây sẽ là một trong những điểm gây ám ảnh đối với dân làm cà phê. Chiếc Ford Ranger bề thế của chúng tôi tưởng chừng như không thể chui lọt khi mỗi bên xe chỉ thừa vài tấc, nhưng cuối cùng vẫn có thể vào ra gọn gàng với hệ dẫn động được đặt ở chế độ 2 cầu chậm (4H). Mưa dầm dề, cà phê chín không thu hoạch sẽ bị rơi rụng, mà thu hoạch rồi chở về nhà vào cuối ngày trong cơn mưa lầy lội là điều hãi hùng nhất trong suốt cả một vụ mùa. Từ rẫy cà phê về đến nhà có thể chỉ 3-5km, nhưng cõng hàng tấn cà phê trên lưng và phải vượt qua các con đường như vậy, những chiếc công nông đối mặt nhiều rủi ro có thể về nhà muộn 5 tiếng đồng hồ, tức vào lúc đêm đã về khuya. Lên kế hoạch thử thách Ford Ranger trên những con đường như vậy, tức chúng tôi đã chấp nhận tất cả những rủi ro này. Bởi vẫn tin tưởng rằng công nông đầu dọc với động cơ diesel dung tích chưa đến 1 lít chở theo hàng tấn cà phê tươi, dù nhọc nhằn nhưng vẫn có thể về đến nhà, thì không lý nào Ranger Wildtrak 3.2L gầm cao, sở hữu động cơ công suất lên tới 200 mã lực, mô-men xoắn 470Nm, dẫn động 2 cầu với 3 chế độ 2H, 4H và 4L lại chịu bó tay. Café Ranger Kỳ 1: Khám phá thủ phủ cà phê Việt Nam ảnh 13 Nhưng may thay, thời tiết mùa thu hoạch năm nay thuận lợi ngoài mong đợi, khi mà khu vực Buôn Hồ, vùng canh tác cà phê trọng điểm của Daklak gần 2 tháng nay không có cơn mưa lớn đáng kể nào. Năm 2014, số lượng các cơn bão đổ vào Việt Nam cũng rất ít ỏi. Thời tiết khô ráo thuận lợi giúp Ford Ranger theo đuôi những chiếc công nông xấu xí vào đến tận những gốc cây cà phê đang trĩu cành với chùm hạt chín đỏ. Café Ranger Kỳ 1: Khám phá thủ phủ cà phê Việt Nam ảnh 14 Hai tấm bạt được trải ra, mỗi tấm một nửa ghép lại với nhau bao quanh dưới gốc, bên trên những đôi bàn tay thoăn thoắt tuốt, từng chùm hạt rơi lộp độp lên tấm bạt nhuốm màu đất đỏ. Trung bình mỗi cây 10-20kg hạt tươi, bạt được kéo đi hết gốc này đến gốc khác, cách nhau từng 3m một gốc cho đến khi nặng trĩu không thể kéo đi tiếp thì được gạt sang thúng trút vào bao. Công việc thoạt nghe tưởng chừng đơn giản, nhưng đó chỉ là trong những mùa vụ có điều kiện thời tiết khô ráo thuận lợi. Café Ranger Kỳ 1: Khám phá thủ phủ cà phê Việt Nam ảnh 15 Tiếp cận rẫy cà phê hay chở cà phê về nhà qua những con đường lầy lội trong mùa mưa bão cực nhọc như thế nào, thì việc chui rúc vào từng gốc cà phê ướt át và lạnh lẽo dưới trời mưa dầm dề trên vùng cao nguyên lộng gió chớm đông cũng nhọc nhằn không kém. Trong thời tiết như vậy, việc kéo hai tấm bạt đầy hạt qua những lớp cành lá khô bên dưới cũng trở nên nặng nề hơn rất nhiều. Café Ranger Kỳ 1: Khám phá thủ phủ cà phê Việt Nam ảnh 16 Trung bình mỗi ngày một người hái được từ 3-4 bao (60kg), 4 công thì mỗi ngày thu hoạch về khoảng 1 tấn. 1ha cà phê năng suất khoảng 20 tấn cà phê tươi thì việc thu hoạch sẽ kéo dài đều đặn ít nhất 1 tháng. Đến cuối ngày, từng bao 60kg hạt tươi được hất lên vai rồi tập kết đến nơi mà Ranger oai vệ và công nông xấu xí đang chờ. Ford Ranger lúc này trông như gã điền chủ đứng chiêm ngưỡng thành quả của một vụ mùa. Café Ranger Kỳ 1: Khám phá thủ phủ cà phê Việt Nam ảnh 17  Từ đường cái, dẫn vào rẫy là một con đường đất nhỏ xẻ xuyên qua những tán cây lá xanh hoa trắng quả đỏ, ngắn thì vài chục mét, dài hơn lên đến vài trăm mét để vào tận bãi tập kết giữa rẫy, tại đây, những chiếc công nông đang chờ đợi để cõng trên mình hàng chục bao cà phê đưa về nhà vào cuối mỗi ngày thu hoạch. Café Ranger Kỳ 1: Khám phá thủ phủ cà phê Việt Nam ảnh 18 Mở cửa leo lên chiếc Ford Ranger tiện nghi và ấm cúng, chúng tôi lại theo chân đoàn xe công nông nối đuôi nhau về nhà. Với 4 bao cà phê tươi nặng khoảng 250kg sau thùng tải, Ford Ranger trở nên êm một cách bất ngờ. Khối lượng này so với khả năng chở hơn 700kg của thùng tải Ford Ranger là không đáng kể, nhưng cũng đủ tạo ra cảm giác đằm chắc dù đường về nhà không ít gập gềnh.
Nói về độ êm thì trên thị trường xe pickup hiện nay, Ford Ranger không có đối thủ. Không chỉ êm nhờ hệ thống treo tối ưu, khả năng cách âm của mẫu pickup này cũng được thị trường đánh giá rất cao ngay từ khi hãng xe Mỹ tung Ranger thế hệ mới ra thị trường vào đầu năm 2012. Café Ranger Kỳ 1: Khám phá thủ phủ cà phê Việt Nam ảnh 19 Lên kính xe, tiếng nổ inh ỏi gây náo động rừng rẫy của đoàn công nông gần như tắt hẳn bên trong khoang hành khách của Ford Ranger. Lời ca “ly cà phê như muốn nói” réo rắt trong cabin Ranger khiến chúng tôi như có cảm giác mình sắp được thưởng thức ly cà phê thơm từ chính những hạt cà phê đang nằm sau thùng tải. Tuy nhiên, hạt cà phê tươi thu hoạch về đến nhà chỉ mới là công đoạn đầu tiên của một quá trình nhiêu khê, từ những đồn điền cà phê trở thành loại nước màu đen sánh được cả thế giới ưa chuộng. Café Ranger Kỳ 1: Khám phá thủ phủ cà phê Việt Nam ảnh 20

Ngay ở cả những thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội, Ranger là mẫu xe điển hình đại diện cho tính đa dụng, mạnh mẽ, thể thao, phong cách. Phóng sự hoàn toàn không nói rằng Ford Ranger là một chiếc xe phù hợp để làm cà phê, ngược lại đây là một tài sản lớn mà người mua sẽ phải rất giữ gìn. Tuy nhiên, khi cần chinh phục các cung đường địa hình trên vùng cao nguyên đất đỏ này, những chiếc pickup như Ranger Wildtrak 3.2 sẽ làm tốt hơn hầu hết các dòng xe đang bán ở Việt Nam. Đây là một trong những lý do vì sao pickup đang dần phổ biến trong vùng, và Ranger là mục tiêu của nhiều điền chủ giàu có. 

Café Ranger Kỳ 1: Khám phá thủ phủ cà phê Việt Nam ảnh 21  Khoảng hơn 30 năm trước, đây là vùng đất của rừng nguyên sinh. Sau chiến dịch phát động đi kinh tế mới, người dân ở khắp các vùng miền đổ về khai hoang rừng để biến thành những mảnh đất bạt ngàn cà phê. Lác đác trên các đồn điền ngày nay vẫn còn những cây đại thụ quá khổ không thể đốn hạ. Café Ranger kỳ 2: Thuận lợi cho mùa hái thì nan giải việc tưới tiêu, thủ phủ cà phê Việt Nam đang đối mặt với một vụ mùa khô hạn thứ 2 liên tiếp. Sau thu hoạch, hạt cà phê đi qua những công đoạn nào? Làm cà phê liệu có giàu, và tại sao Daklak đang có tình trạng chặt cà phê trồng hồ tiêu?

Theo NgheNhinVietNam

Nguồn: https://nghenhinvietnam.vn/xe-doi-song/cafe-ranger-ky-1-kham-pha-thu-phu-ca-phe-viet-nam