Nhịp sống

Bình cứu hỏa để trên ôtô thế nào cho đúng?

Bình cứu hỏa trên ôtô con hiện nay có khá nhiều chủng loại, từ bình phun bọt cho đến phun bột nhưng có một đặc điểm chung là kích thước nhỏ, cơ động và dễ cất giữ.

Mới đây, Thông tư 57 của Bộ Công an đã quy định, từ 6/1, ôtô 4 chỗ trở lên phải được trang bị một bình bột, bình bọt, hoặc bình nước với chất phụ gia chữa cháy, bình khí CO2. Điều này đã tạo nên những thắc mắc đi kèm lo lắng về việc cất trữ bình chữa cháy trên ôtô của người sử dụng.

Theo khuyến cáo của một số nhà sản xuất ôtô, bên trong ca-bin xe không nên cất chứa các bình khí, bình đựng dung dịch dễ cháy nổ. Do đó, về mặt an toàn thì việc để bình chữa cháy ở ngay trong khoang hành khách là không nên.

Với khí hậu Việt Nam nhất là vào mùa hè, nắng nóng, đậu xe dưới trời nắng hơn 40 độ C, thì nhiệt độ bên trong xe có thể lên tới 60 độ C. Đặc biệt, bảng táp-lô trên xe hoặc kệ dưới kính sau làm bằng vật liệu nhựa hoặc da sẽ hấp thụ trực tiếp nhiệt lượng từ mặt trời, nên nhiệt độ vùng này thường xuyên vào khoảng từ 70 đến 80 độ C, cao hơn nhiều so với ngưỡng các bình chữa cháy chịu được. Do đó, những vị trí này tuyệt đối cần tránh để bình chữa cháy.

Những vị trí hấp thụ nhiệt lớn trong ca-bin tuyệt đối không nên để bình chữa cháy

Ngay cả việc để bình chữa cháy ở gầm ghế lái tiện thao tác cho người lái sử dụng nhưng cũng được khuyên là không nên bởi nếu không được chằng buộc kỹ, bình chữa cháy có thể lăn vào chân hoặc bàn đạp phanh/ga gây tai nạn. Nếu muốn để ở vị trí này, bắt buộc phải có bộ gá đỡ bình chuyên dụng.

Khu vực cốp xe phía sau là nơi lý tưởng để bình chữa cháy do được che chắn kín khỏi nhiệt độ bên ngoài

Trong một catalogue hướng dẫn của hãng xe Huyndai, vị trí kẹp bình chữa cháy (khoanh đỏ) nằm ở sàn cốp sau

Ngay cả khi để bình chữa cháy ở phía sau cốp như thế này, nhưng nếu không được chằng buộc thì quá trình đi đường xóc có thể khiến bình bị văng ra và va đập vào đồ đạc khác

Với bình nhỏ và nhẹ, có thể bắt vít bộ gá cố định vào vách cốp

Theo NgheNhinVietNam

Nguồn: https://nghenhinvietnam.vn/xe-doi-song/binh-cuu-hoa-de-tren-oto-the-nao-cho-dung