Nhịp sống

7 chiếc siêu mô tô đua bị lãng quên tại giải vô địch WorldSBK: Đẹp, độc hiệu năng cao nhưng “yểu mệnh“

WorldSBK không phải lúc nào cũng là sân chơi của những chiếc superbike quen thuộc như Kawasaki ZX-10RR hay Ducati Panigale - giải đấu này còn từng đón tiếp nhiều mẫu xe độc lạ nhưng hiện đã rơi vào quên lãng…

Hiện tại, Giải vô địch WorldSBK năm 2020 đã bị tạm hoãn và sẽ có nhiều xáo trộn trong thời gian tới do tình hình dịch bệnh COVID-19. Còn trước đó, trong chặng đua đầu tiên diễn ra từ tháng 2 tại Phillip Island - Úc, Kawasaki và Ducati đã cùng nhau chia sẻ vị trí dẫn đầu trên bảng xếp hạng, xếp ngay sau đó là Yamaha. Trong khi đó BMW với chiếc S 1000 RR thế hệ mới là một đối thủ đầy tiềm năng, và Honda cũng sẽ sớm trở lại với chiếc CBR1000RR-R của mình.

7 chiếc siêu mô tô đua bị lãng quên tại giải vô địch WorldSBK: Đẹp, độc hiệu năng cao nhưng “yểu mệnh“ ảnh 1  Tuy nhiên, trong khi những thương hiệu nổi tiếng này đang “so găng” với nhau ở cấp độ cao nhất, nhiều hãng xe nhỏ hơn cũng đã và đang góp mặt tại giải WSBK. Một số từng đạt được thành công, số khác đã phải rút lui khỏi giải nhưng không thể phủ nhận rằng những chiếc xe từ các hãng này đã khiến sân chơi WSBK trở nên đa dạng hơn. Và sau đây, xedoisong.vn xin điểm lại 7 chiếc superbike đã bị lãng quên tại giải WSBK.

Petronas FP1 7 chiếc siêu mô tô đua bị lãng quên tại giải vô địch WorldSBK: Đẹp, độc hiệu năng cao nhưng “yểu mệnh“ ảnh 2 Petronas FP1 lần đầu được phát triển vào những năm 2000 để cạnh tranh tại giải đua MotoGP thế giới. Nó là một dự án chung giữa gã khổng lồ dầu mỏ Petronas của Malaysia và đội đua Sauber Engineering đồng thời cũng tài trợ trong giải đua xe Công thức 1 vào thời điểm đó.  Cuối cùng thay vào đó, FP1 đã chuyển qua đua tại giải vô địch WorldSBK cùng sự cộng tác với tay đua huyền thoại Carl Fogarty nhưng dự án này đã vấp phải một số vấn đề.  7 chiếc siêu mô tô đua bị lãng quên tại giải vô địch WorldSBK: Đẹp, độc hiệu năng cao nhưng “yểu mệnh“ ảnh 3 Điểm đầu tiên là động cơ 3 xi-lanh 899,5cc phát triển bởi Suter sở hữu dung tích ít hơn 100cc để có thể cạnh tranh sòng phẳng với những đối thủ có phân khối lớn hơn sau khi quy định của giải đua được thay đổi. Mặc dù vậy, nó vẫn khá thành công - một phần là nhờ sự giúp đỡ bởi kinh nghiệm của tay đua Troy Corser. Thậm chí FP1 còn từng vài lần giành được 1 trong 3 thứ hạng cao nhất tại mỗi cuộc đua, hoặc xuất phát ở vị trí đầu tiên sau vòng loại.

Tuy nhiên, một vấn đề quan trọng hơn đó là theo quy định của Liên đoàn đua mô tô Thế giới, phải có ít nhất 150 chiếc xe được bán ra để có thể được coi là một mẫu mô tô thương mại và được quyền tham gia WSBK. 

7 chiếc siêu mô tô đua bị lãng quên tại giải vô địch WorldSBK: Đẹp, độc hiệu năng cao nhưng “yểu mệnh“ ảnh 4

Petronas đã tuân thủ khi bán ra 75 chiếc FP1 đầu tiên xuất hiện tại Vương Quốc Anh và 75 chiếc còn lại ở Malaysia. Tuy nhiên trên thực tế lượng FP1 bán ra rất ít - thậm chí việc thấy những chiếc xe này lưu thông trên đường còn khó hơn “mò kim đáy bể”. Vài năm trước đây, người ta còn tìm thấy 60 chiếc FP1 mới tinh vẫn nằm trong một kho lưu trữ tại Essex - Anh Quốc.

Petronas đã tiếp tục nỗ lực vào năm 2005, tuy nhiên những thay đổi về quy định khiến FP1 không còn tính cạnh tranh. Trong khi đó, một phiên bản kế nhiệm nó không nằm trong kế hoạch nên đội đua đã âm thầm rời khỏi giải.

Benelli Tornado Tre

7 chiếc siêu mô tô đua bị lãng quên tại giải vô địch WorldSBK: Đẹp, độc hiệu năng cao nhưng “yểu mệnh“ ảnh 5 Trong khi nhiều biker vẫn còn giành những tình cảm đặc biệt cho chiếc Tornado Tre, nhưng không còn mấy ai nhớ rằng chiếc superbike 3 xi-lanh này từng tham gia vào WSBK. Điều lạ thường ở Benelli Tornado Tre là chiếc xe này đã có những thành công trong giải đua vào năm 2001 trước khi được sản xuất thương mại vào năm 2002. Lý do đằng sau quá trình “ngược đời” này đó là vì Benelli hy vọng có thể rút ngắn được quá trình phát triển chiếc xe qua các thử nghiệm trên đường đua, cũng như một số tính năng lạ kỳ như két giải nhiệt nằm dưới yên xe. 7 chiếc siêu mô tô đua bị lãng quên tại giải vô địch WorldSBK: Đẹp, độc hiệu năng cao nhưng “yểu mệnh“ ảnh 6  Dù được điều khiển bởi tay đua giàu kinh nghiệm người Úc Peter Goddard, nhưng các thành tích của Tornado Tre vẫn khá khiêm tốn. Cho đến giữa mùa giải năm 2001, mặc đù đã đạt được nhiều điểm số hơn nhưng thứ bậc trên bảng xếp hạng của Benelli không được cải thiện nhiều để chen chân vào top đầu ở thời điểm đó.

Mùa giải diễn ra vào năm 2002 mang đến nhiều cung bậc cảm xúc hơn, mặc dù Tornado Tre đã bỏ lỡ cơ hội trong những vòng đấu mở màn nhưng ngay sau đó Goddard đã trở thành người giành điểm khá đều đặn với chiếc xe của mình. Điều đó phá vỡ mọi hoài nghi và chứng tỏ sự chắc chắc của Tornado Tre trên đường đua. Tuy nhiên bất chấp nền tảng vững chắc đó, Benelli đã không đầu tư vào dự án WorldSBK nữa - ngay cả khi Tornado vẫn được bán ra thị trường cho đến tận năm 2010.

Bimota SB8R
7 chiếc siêu mô tô đua bị lãng quên tại giải vô địch WorldSBK: Đẹp, độc hiệu năng cao nhưng “yểu mệnh“ ảnh 7  Mặc dù chiếc Bimota YB4 với động cơ do Yamaha cung cấp là một trong những chiếc xe giành chiến thắng đầu tiên trong Giải vô địch WorldSBK tổ chức vào năm 1988, nhưng nhiều người vẫn quên rằng thương hiệu xe dến từ Ý đã quay trở lại vào năm 2000 và có nhữn thành tích thuyết phục.

Sử dụng chiếc SB8R với động cơ Suzuki, Bimota đã khuấy động đầu mùa giải khi chỉ thử nghiệm trong thời gian ngắn những chiếc xe, nhưng đạt hiệu quả đầy bất ngờ dưới sự điều khiển của tay đua Anthony Gobert. Dù người đàn ông Úc này vướng phải nhiều bê bối ngoài đường đua, nhưng khổng thể phủ nhận tài năng của anh khi được xếp ngang hàng với những tay đua hàng đầu. 7 chiếc siêu mô tô đua bị lãng quên tại giải vô địch WorldSBK: Đẹp, độc hiệu năng cao nhưng “yểu mệnh“ ảnh 8  Hãy nhìn vào kết quả của chặng 2 tại Phillip Island năm 2000, khi Gobert có một chiến thắng gây sốc tại sân nhà trong điều kiện đường đua không thuận lợi. Thật không may, thời kỳ đỉnh cao đó là thoáng qua với Bimota do họ đang vật lộn với vấn đề tài chính. Chiếc phao cứu sinh của họ là bản thỏa thuận tài trợ được đề xuất với Levis đã thất bại, và đội đua đã rút lui khi chỉ mới bắt đầu được 10 chặng.

Bimota BB3 7 chiếc siêu mô tô đua bị lãng quên tại giải vô địch WorldSBK: Đẹp, độc hiệu năng cao nhưng “yểu mệnh“ ảnh 9 Có thể thấy rằng mỗi lần Bimota tìm cách trở lại WorldSBK là một lần những người hâm mộ được chứng kiến một câu chuyện đầy kịch tính. Giống như nhiều hãng xe mô tô của Ý khác, trong khi Bimota đang lao dốc đi tới bờ vực phá sản thì bỗng dưng xuất hiện một nhà đầu tư mới hứa hẹn dang tay cứu giúp và đưa họ trở lại thời kỳ huy hoàng. Chủ sở hữu của Bimota muốn sử dụng WorldSBK để đánh bóng tên tuổi của mình.

7 chiếc siêu mô tô đua bị lãng quên tại giải vô địch WorldSBK: Đẹp, độc hiệu năng cao nhưng “yểu mệnh“ ảnh 10  Mọi thứ tưởng chừng đơn giản, nhưng thật khó để tin Bimota có thể tồn tại ở WorldSBK trong một khoảng thời gian lâu dài. Bimota đã lên một kế hoạch đưa chiếc BB3 sử dụng động cơ BMW ở phân hạng EVO mới mở ra (và yểu mệnh) vào năm 2014. Nhưng để có thể tham gia đua, họ bắt buộc phải có một 1000 chiếc xe thương mại bán cho khách hàng.

Là một công ty mô tô với truyền thống tạo ra những chiếc xe “hàng thửa” số lượng ít, điều này được coi là bất khả thi với Bimota ngay từ đầu. Nhưng WorldSBK đã bẻ cong hoàn toàn mọi quy tắc để cho phép đội đua cạnh tranh ở giải đấu - nhưng không được chấm điểm cho tới khi Bimota đạt được yêu cầu trên.  7 chiếc siêu mô tô đua bị lãng quên tại giải vô địch WorldSBK: Đẹp, độc hiệu năng cao nhưng “yểu mệnh“ ảnh 11 Cuối cùng những chiếc xe được cầm lái bởi hai tay đua Ayrton Badovini và Christian Iddon, cùng sự hỗ trợ bởi đội đua Alstare từng đưa Suzuki lên bục vinh quang WSBK đã được ra đường đua. Dù không được tính điểm nhưng họ đã giành một vài chiến thắng tại thể thức EVO của giải và nhiều lần về đích trong top 10.

Tuy nhiên Bimota vĩnh viễn không được tính điểm. Họ không những chưa đạt đến tổng số 1000 chiếc, mà thậm chí ngay cả khi FIM nới luật xuống chỉ còn yêu cầu 125 chiếc Bimota cũng không thể đáp ứng được. Trên thực tế, chỉ có 30 chiếc Bimota BB3 được đưa ra khỏi dây chuyền sản xuất. Do vậy Bimota đã bị loại ra khỏi WorldSBK sau giữa kì nghỉ hè.

Erik Buell Racing 1190RX 7 chiếc siêu mô tô đua bị lãng quên tại giải vô địch WorldSBK: Đẹp, độc hiệu năng cao nhưng “yểu mệnh“ ảnh 12  Đối với một giải đấu thường xuyên gặp khó khăn trong việc thu hút các nhà sản xuất tham gia, mùa 2014 có thể được coi là đỉnh cao của WSBK với số lượng kỷ lục là 9 hãng xe đăng ký có mặt.

Cùng với MV Agusta và Bimota đã nói ở trên, WorldSBK đã có thêm một sự bổ sung hoàn toàn mới đầy bất ngờ từ một thương hiệu của Mỹ đó là Erik Buell Racing. EBR đã mang chiếc 1190RX với của mình vào sân chơi WorldSBK bằng cách sử dụng nguồn tài chính từ chủ sở hữu Ấn Độ Hero Corp. 7 chiếc siêu mô tô đua bị lãng quên tại giải vô địch WorldSBK: Đẹp, độc hiệu năng cao nhưng “yểu mệnh“ ảnh 13  Tuy nhiên, dù đã nỗ lực hết sức, EBR vẫn chỉ là đội đua cá nhân tự tham gia. Hai tay đua người Mỹ Geoff May và Aaron Yates đã gặp nhiều khó khăn - đơn giản là họ không đủ sức cạnh tranh để gây khó khăn với các đội châu Âu giàu kinh nghiệm. Erik Buell Racing đã có điểm số trên bảng xếp hạng đủ để đứng ở vị trí thứ 14 tại sân nhà Laguna Seca. Tuy nhiên thành tích này được tạo ra bởi tay đua tự do Larry Pegram.

Mặc dù, EBR tập trung hết sức cho lần trở lại thứ 2 vào năm 2015 và thậm chí còn kí hợp đồng với tài năng Niccolo Canepa để có thành tích cao hơn trên bảng xếp hạng, nhưng chỉ qua vài vòng đấu của mùa giải Hero Corp đã ngưng tài trợ. Từ đó dòng tiền đổ vào đã cạn kiệt, buộc đội phải rời khỏi giải sau nhiều biến cố.

MV Agusta F4 312 R

MV Agusta là một tượng đài không cần phải giới thiệu nhiều trong Thế giới mô tô đua; mặc dù họ đạt nhiều thành công hơn trong đấu trường Grand Prix (tiền thân của MotoGP) hơn là WSBK. MV Agusta đã đặt ra một số mục tiêu và nỗ lực tại giải đua WorldSBK năm 2017, nhưng hãng lại không đạt thành tích cao. 7 chiếc siêu mô tô đua bị lãng quên tại giải vô địch WorldSBK: Đẹp, độc hiệu năng cao nhưng “yểu mệnh“ ảnh 14 Ngoài nỗ lực này, 10 năm trước đó một chiếc chiếc F4 thế hệ cũ (312R) đã từn hoàn thành một phần số vòng đua của mình tại WorldSBK 2007 cùng với tay đua người Áo Christian Zaiser. Zaiser đã gặp tai nạn anh sau khi mới hoàn thành được 4 trên tổng số 14 vòng đua trước khi bỏ cuộc. Một điều thú vị là chiếc xe có thứ hạng khá ấn tượng tại giải Superstock 1000 năm 2009 với sự điều khiển của “tay nài” Alex Lowes, nhưng sau đó MV Agusta đã được Harley-Davidson mua lại và tài năng trẻ này chuyển sang Suzuki. KTM RC8 R 7 chiếc siêu mô tô đua bị lãng quên tại giải vô địch WorldSBK: Đẹp, độc hiệu năng cao nhưng “yểu mệnh“ ảnh 15

Những người am hiểu về WorldSBK sẽ nhận ra việc KTM RC8 đươc liệt kê vào danh sách này là không hợp lý, bởi chiếc xe chưa bao giờ có mặt tại vạch xuất phát của bất kỳ chặng đua nào thuộc giải này. Tuy nhiên, RC8 cũng đáng được nhắc tới để chứng tỏ rằng công ty của Áo có rất nhiều dự định với chiếc superbike tâm huyết này.

Với kiểu dáng kỳ dị nhưng được đánh giá cao, RC8 từng được KTM dự định đem vào WSBK nhưng kế hoạch này đã bị huỷ bỏ vì sai thời điểm. Dù phiên bản ý tưởng của RC8 đã ra mắt lần đầu tiên vào năm 2005, nhưng phải tới năm 2010 nó xuất hiện trên đường phố. Điều này đồng nghĩa với việc khi KTM bắt đầu phát triển phiên bản đua cho RC8, nó sẽ gặp bất lợi vì các điều luật mới của giải.

7 chiếc siêu mô tô đua bị lãng quên tại giải vô địch WorldSBK: Đẹp, độc hiệu năng cao nhưng “yểu mệnh“ ảnh 16

Sau khi Ducati 1098 nâng dung tích lên 1.200cc, KTM thấy mình đang đi lệch hướng khi làm ra một chiếc xe thương mại gần như giống phiên bản trường đua. Cuối cùng khi nhận thấy dự án còn quá mong manh, hãng xe đến từ Áo quyết định tập trung vào Giải đua MotoGP trong tương lai. Mặc dù vậy, RC8 đã tìm thấy chỗ đứng cho mình trong hãng ngũ Superbike khi chứng tỏ khả năng cạnh tranh tại hàng loạt giải đua khác - nổi tiếng nhất là IDM German Superbike - giải đấu được coi là bước đệm trước khi lên WSBK.

 

Theo NgheNhinVietNam

Nguồn: https://nghenhinvietnam.vn/xe-doi-song/7-chiec-sieu-mo-to-dua-bi-lang-quen-tai-giai-vo-dich-worldsbk-dep-doc-hieu-nang-cao-nhung-yeu-menh