Nhịp sống

Nghệ nhân Mỹ “copy” tinh xảo huyền thoại mô tô Ý Bimota HB1

HB1 - mẫu xe đầu tiên tới từ hãng mô tô Ý Bimota, dựa trên cơ sở động cơ của Honda CB750 đã được xưởng Husky Restorations ở Mỹ "nhái" lại tinh xảo theo cách thủ công.

Bimota: đó là 1 trong những cái tên gợi nhiều cảm xúc nhất trong làng mô tô. Giống như hầu hết các hãng sản xuất xe tới từ Ý, công ty này đã trải qua một vòng luân hồi đầy thăng trầm: nổi tiếng, khủng hoảng tài chính và tái sinh. Mặc dù có lịch sử biến động, nhưng những chiếc xe làm nên tên tuổi của Bimota chưa bao giờ đi vào dĩ vãng.

Nghệ nhân Mỹ “copy” tinh xảo huyền thoại mô tô Ý Bimota HB1 ảnh 1 Câu chuyện của Bimota bắt đầu vào đầu những năm 1970 với chiếc HB1, được phát triển dựa trên động cơ chiếc Honda CB750. Chỉ có tổng cộng 10 chiếc HB1 được sản xuất tại nhà máy của hãng ở Rimini, trong đó 9 chiếc được trao tay khách hàng dưới dạng các linh kiện rời để họ tự lắp ráp. Theo nhiều lời đồn đại, tính đến giờ chỉ còn 4 chiếc HB1 còn tồn tại. Chính vì vậy, ngày nay chúng có giá rất cao: trong vài năm trước, nhà đấu giá Bonhams đã bán hai chiếc với giá khoảng 70.000 đô la Mỹ. Nghệ nhân Mỹ “copy” tinh xảo huyền thoại mô tô Ý Bimota HB1 ảnh 2 Những chiếc Bimota HB1 cũng đã tạo ra được 1 cộng đồng người đam mê mãnh liệt, tuy nhiên không biết rằng họ sẽ phản ứng thế nào khi nhìn thấy chiếc xe trong bài viết này. Nó là một bản sao dựa theo thiết kế của HB1 vô cùng ấn tượng, được chụp bởi nhiếp ảnh gia xe máy hàng đầu Ryan Handt và tạo ra bởi nghệ nhân người Mỹ Rob Phillips - nổi tiếng nhất với vai trò điều hành xưởng phục chế Husky Restorations, có trụ sở ở ngoại ô New York.  Nghệ nhân Mỹ “copy” tinh xảo huyền thoại mô tô Ý Bimota HB1 ảnh 3  Hiện tại Rob đang tập trung phục chế và nâng cấp những chiếc vinduro Yamaha HL500, nhưng ông cũng đồng thời không ngại ngần chấp nhận những thử thách thú vị. Vì vậy, Rob đã dành hai năm để sao chép ngược chiếc HB1 từ những bức ảnh và bản vẽ kỹ thuật. Điểm nhấn của những chiếc Bimota nằm ở kết cấu khung, và bản độ của Rob đã có bộ khung được gia công bởi những chuyên gia tới từ xưởng Framecrafters of Illinois, Mỹ. Nghệ nhân Mỹ “copy” tinh xảo huyền thoại mô tô Ý Bimota HB1 ảnh 4  Bộ khung này là một tác phẩm nghệ thuật, khi khó có thể "nhái" giống hơn thế mà không có một bộ khung từ chiếc HB1 thật để đo đạc thông số. Đó là thiết kế với động cơ đóng một phần vai trò chịu lực, được chế tạo với một số phần được Rob tự cắt CNC. Đặt vào trung tâm của bộ khung là động cơ của chiếc Honda CB750K. đời 1974 với dạng SOHC 4 xilanh thẳng hàng. Nghệ nhân Mỹ “copy” tinh xảo huyền thoại mô tô Ý Bimota HB1 ảnh 5  Cỗ máy này cũng đã được làm lại toàn bộ, độ cây cam của Megacycle để không chỉ gia tăng công suất, mà còn có ga mượt mà phù hợp cho các cuộc đua tận dụng đường công cộng. Gió được đưa vào động cơ nhiều hơn thông qua lọc độ của hãng K&N, trong khi Rob tự uốn 4 cổ pô được chia làm 2 ống xả kép mỗi bên. Ông thậm chí còn tự tiện CNC pad treo pô cho xe và gò thủ công 4 cây pô theo mẫu lon loa kèn của hãng Magni cho đúng đời xe. Nghệ nhân Mỹ “copy” tinh xảo huyền thoại mô tô Ý Bimota HB1 ảnh 6  Dầu được chứa trong chiếc bình "hàng thửa" bởi Ian Halcott của xưởng Twinline Motor Motorcycle. Rob đã làm lại đầu cắm để nối dây dẫn dầu từ bình này vào động cơ, kèm theo một đồng hồ báo xăng nhỏ được tích hợp vào. Mobin sườn Dynatek giữ cho dòng điện luôn được đánh lửa ổn định được nối với ắc quy Antigravity nhỏ gọn. Nghệ nhân Mỹ “copy” tinh xảo huyền thoại mô tô Ý Bimota HB1 ảnh 7  Bimota luôn dùng những phụ tùng "xịn" nhất cho hệ thống treo, chính vì vậy Rob đã phải săn tìm một cặp phuộc Ceriani GP35R có khả năng điều chỉnh. Chúng được giữ bởi chảng ba "hàng thửa", chỉnh được độ lệch giữa cổ phốt với tâm phuộc trong khoảng 5mm. Ở phía sau, cặp phuộc Marzocchi kiểu cổ điển giữ ổn định cho những chiếc lốp Bridgestone BT45. Hệ thống phanh cũng được độ lại, với heo Brembo 2 bên bánh trước, pad heo được CNC và dây dầu bố thép của Hel giúp lực phanh đặt hiệu quả hơn. Nghệ nhân Mỹ “copy” tinh xảo huyền thoại mô tô Ý Bimota HB1 ảnh 8  Bộ vành xe sử dụng niềng Excel, kết hợp với bộ căm thép chống gỉ từ Buchanan để đem lại độ cứng cáp cho bản độ. Trục xe và cục căn cũng đã được tiện thủ công và độc nhất cho chiếc HB1 "nhái" này. Toàn bộ vỏ xe được làm sợi carbon - từ bình xăng, dàn đuôi kèm yên cho đên dè chắn bùn trước. Bộ vỏ cũng được "copy" một cách trung thực so với chiếc HB1 thật, thậm chí còn có lớp sơn và dán tem lại "chuẩn chỉ" so với bản gốc. Thậm chí bình xăng còn được gia cố bằng dây đai cao su như xe thật. Nghệ nhân Mỹ “copy” tinh xảo huyền thoại mô tô Ý Bimota HB1 ảnh 9  Rob đã sử dụng rất ít những đồ chơi có sẵn, nhưng ông cũng lựa chọn kĩ chúng - chẳng hạn như ghi đông clip-on Tommaselli và bộ gác chân Tarozzi. Một số đồ "zin" của CB750 cũng được tận dụng như đèn pha, cùm công tắc và cụm đồng hồ báo tua. Riêng với đồng hồ, Rob đã thay mặt số như HB1 thật, trong khi đồng hồ báo tốc điện tử do hãng Dakota cung cấp. Mọi thứ được đấu với hộp điện tất cả trong một m-Unit tới từ Motogadget.

Nghệ nhân Mỹ “copy” tinh xảo huyền thoại mô tô Ý Bimota HB1 ảnh 10  Có bản độ HB1 "nhái" của Rob trong gara không khác nhiều so với việc sở hữu một chiếc Bimota thực sự, nhưng được phục chế và nâng cấp tới mức tiệm cận tới sự hoàn hảo. Tuy nhiên trên thực tế, có thể coi tác phẩm của ông là một chiếc xe mới hoàn toàn - đem tới trải nghiệm tương tự như những người đầu tiên "đập thùng" HB1 nguyên bản vào giữa thập niên 70 của Thế kỷ XX.

Trong thời buổi mà mọi người đều chạy theo các bản độ được dựng bằng Photoshop hay những chiếc cafe racer "rập khuôn" hàng loạt, thật đáng mừng khi vẫn còn những người trung thành với phương pháp nghiên cứu chế tạo khung và các chi tiết thủ công như Rob. Tuy nhiên do những nghệ nhân này ngày càng ít đi, bạn sẽ phải chú ý mới có thể tìm được họ.

Theo NgheNhinVietNam

Nguồn: https://nghenhinvietnam.vn/xe-doi-song/nghe-nhan-my-copy-tinh-xao-huyen-thoai-mo-to-y-bimota-hb1