Nhịp sống

Harley-Davidson đã từng có một thương hiệu mô tô đột phá, nhưng đã bị bỏ phí như thế nào?

Do một cựu kỹ sư của Harley-Davidson sáng lập và có lịch sử gắn chặt với nhà sản xuất mô tô biểu tượng nước Mỹ, câu chuyện về Buell thăng trầm nhưng cũng đầy vinh quang.

Nghành công nghiệp mô tô của Mỹ không chỉ bao gồm riêng Harley-Davidson, và xedoisong.vn cũng không nói về Indian. Thêm vào đó ngay cả trước khi Harley cố gắng “lấn sân” sang các phân khúc mới ngoài xe touring và cruiser, thì đã có một công ty sản xuất mô tô của Mỹ không chỉ tạo ra những chiếc xe hiện đại như sport hay naked bike. Thậm chí so với cả các hãng xe lớn khác, những sản phẩm của thương hiệu này cũng có các giải pháp kỹ thuật sáng tạo không kém. Đó là hãng Buell - một trong những thương hiệu mô tô độc đáo nhưng cũng gặp nhiều trắc trở nhất.

Khi Buell gắn liền với Harley-Davidson:

Harley-Davidson đã từng có một thương hiệu mô tô đột phá, nhưng đã bị bỏ phí như thế nào? ảnh 1 Erik Buell   Lịch sử của hãng xe mô tô Buell thực sự bắt nguồn từ Harley-Davidson. Cụ thể, một cựu kĩ sư của Harley-Davidson có tên Erik Buell đã sáng lập ra thương hiệu mô tô này. Chiếc xe đầu tiên do Buell thiết kế là 1983 RW750 - một mẫu superbike chỉ dành riêng cho đường đua. Có cấu hình hấp dẫn và từng đạt tốc độ tối đa gần 290km/h trong các cuộc thử nghiệm, nhưng cuối cùng dự án RW750 đã bị huỷ bởi giải đua xe vô địch Mỹ AMA loại bỏ thể thức mà nó dự định tham gia. Vì vậy, Erik Buell đã chuyển hướng tập trung sang những chiếc xe thương mại. Harley-Davidson đã từng có một thương hiệu mô tô đột phá, nhưng đã bị bỏ phí như thế nào? ảnh 2 Buell RW750 Và đến năm 1987, Chiếc xe đầu tiên được sản xuất dưới tên Buell Motocycle Company là RR1000 đã được ra mắt trước công chúng. Để tăng cường sự hợp tác với Harley-Davidson thì hai chiếc RR1000 và người kế nhiệm RR1200 đều được trang bị động cơ V-Twin của Harley. Trên thực tế, gần như tất cả các xe được sản xuất của Erik Buell,đều sử dụng động cơ của Harley-Davidson. Tuy nhiên trong tất cả các mẫu xe Buell thì động cơ đồng thời là cơ cấu chịu lực, được gắn vào khung với các gối đỡ bằng cao su đặc biệt để hạn chế rung động. Harley-Davidson đã từng có một thương hiệu mô tô đột phá, nhưng đã bị bỏ phí như thế nào? ảnh 3 Buell RR1000   Trong suốt những năm 1990 và đầu những năm 2000, Buell đã giới thiệu một số công nghệ quan trong lĩnh vực xe mô tô.Ví dụ trên chiếc RS1200 touring, đây là chiếc xe thương mại đầu tiên trang bị phuộc upside-down và sử dụng dây dầu bố thép không gỉ. Những chiếc xe đột phá như vậy đã khiến Harley-Davidson chú ý tới Buell. Buell lần đầu tiên hợp tác với Harley-Davidson vào năm 1993 và sau đó hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của Harley vào năm 2003. Harley-Davidson đã từng có một thương hiệu mô tô đột phá, nhưng đã bị bỏ phí như thế nào? ảnh 4  Buell RS1200  Thật không may, cuộc đại khủng hoảng kinh tế lớn nổ ra vào năm 2009 đã khiến Harley-Davidson buộc phải đóng cửa Buell. Sau một thời gian ngắn cải tổ vào năm 2011, Buell đổi tên thành “Erik Buell Racing”. Tuy nhiên đến năm 2015 EBR một lần nữa phải nộp đơn bảo hộ phá sản do không đủ kinh phí duy trì hoạt động, mặc dù đã có sự hợp tác với một trong những công ty sản xuất xe mô tô lớn nhất Án Độ. Harley-Davidson đã từng có một thương hiệu mô tô đột phá, nhưng đã bị bỏ phí như thế nào? ảnh 5  Erik Buell (ngoài cùng bên trái) và các nhân viên của EBR Những mẫu xe Buell nổi bật:

Có lẽ mẫu xe tâm huyết nhất trong số những sáng tạo của Erik Buell đó là series XB. Chiếc XB đầu tiên - Firebolt 2003 đã được giới thiệu với bộ khung nhôm rỗng đồng thời đóng vai trò một phần là bình xăng. Ngoải ra, XB còn đi kèm với đĩa trước được gắn bên ngoài viền mâm xe thay vì ở moay-ơ trục bánh. Thiết kế này đồng nghĩa với các chấu của mâm mỏng hơn, giảm trọng lượng của bánh xe. Nhờ đó hệ thống treo sẽ làm việc bớt vất vả hơn do không có quá nhiều trọng lượng phản hồi lên phuộc. Harley-Davidson đã từng có một thương hiệu mô tô đột phá, nhưng đã bị bỏ phí như thế nào? ảnh 6  Buell XB Lightning  Hàng loạt những mẫu XB của Buell sau đó - bao gồm cả chiếc touring Ulysses (2005-2009) đã  được nhiều trang báo nước ngoài đánh giá cao về tính đa dụng. Với động cơ V-Twin 1.203cc trang bị hệ thống thủy lực điều khiển van, người dùng sẽ không cần phải canh shim (căn khe hở xú-páp) sau một thời gian dài sử dụng. Hệ thống truyền động sử dụng dây curoa cũng ít yêu cầu phải bảo dưỡng hơn cả trục các-đăng của BMW. Và nó cũng có cảm giác lái đúng nghĩa như nhũng chiếc sportbike với công suất 103 mã lực. Harley-Davidson đã từng có một thương hiệu mô tô đột phá, nhưng đã bị bỏ phí như thế nào? ảnh 7  Buell Ulysses Buell cũng đã phát triển chiếc xe sử dụng động cơ Harley-Davidson thân thiện nhất trong lịch sử: Blast. Về mặt kỹ thuật, động cơ của Buell Blast (2003-2009) được lấy từ một chiếc Harley. Tuy nhiên cỗ máy V-Twin thuộc họ Evolution của dòng Harley Sportster đã bị “cưa” đi xi-lanh phía sau để tạo thành động cơ xi-lanh đơn 492cc. Với trọng lượng 163kg, Blast khá nhẹ phù hợp cho những người “nhập môn”, và công suất 30 mã lực của nó cũng là quá đủ với nhóm khách hàng này. Chiếc xe cũng sử dụng hệ thống thủy lực điều khiển van và chuyển động thông qua dây curoa, nhưng nó đã đi kèm với hệ thống van điều áp tự động.  Harley-Davidson đã từng có một thương hiệu mô tô đột phá, nhưng đã bị bỏ phí như thế nào? ảnh 8 Buell Blast  Chiếc xe cuối cùng của Buell trước khi công ty đóng cửa lần đầu tiên vào năm 2007 là mẫu superbike 1125R. Đây cũng là chiếc Buell đầu tiên khộng nhận được sự hỗ trợ từ Harley Davidson. Nhưng không may mắn khi nó đã gặp một số vấn đề về chất lượng. Sau khi Buell cải tổ bộ máy và đổi tên thành EBR, mẫu xe đầu tiên của họ là 1190RX kế nhiệm người đàn anh 1125R.   Harley-Davidson đã từng có một thương hiệu mô tô đột phá, nhưng đã bị bỏ phí như thế nào? ảnh 9 Buell 1125R  Với động cơ V-Twin 1.190cc mới làm mát bằng dung dịch, 1190RX đạt công suất 185 mã lực. Tiếp tục không gặp thuận lợi trước khi có thể tạo nên tầm ảnh hưởng, EBR đã buộc phải đóng cửa lần nữa. Tuy nhiên, EBR hiện đang trở lại, sản xuất ra chiếc 1190RX cũng như 1190SX và Black Lightning theo phong cách streetfighter. Giống như những chiếc Buell XB trước đây, đĩa phanh trước được đặt bên ngoài mâm và hệ thống khung nhâm sử dụng làm bình xăng.  Harley-Davidson đã từng có một thương hiệu mô tô đột phá, nhưng đã bị bỏ phí như thế nào? ảnh 10  Buell 1190 RX  Chỉ có một vài xe được sản xuất ra mỗi năm, nhưng chúng đều có ý nghĩa rất lớn khi thể hiện Buell vẫn luôn tồn tại. Bên cạnh việc cố gắng đem EBR và những chiếc mô tô V-Twin trở lại thị trường, Erik Buell cũng đã đồng thời đặt niềm tin vào tương lai xe điện với thương hiệu mới là Fuell. 

Theo NgheNhinVietNam

Nguồn: https://nghenhinvietnam.vn/xe-doi-song/harley-davidson-da-tung-co-mot-thuong-hieu-mo-to-dot-pha-nhung-da-bi-bo-phi-nhu-the-nao