Nhịp sống

Đồ bảo hộ thiết yếu cho người chạy môtô

Bỏ ra một số tiền lớn để sở hữu chiếc mô-tô phân khối lớn trong mơ, thì không nên tiếc khi trang bị cho mình và chiếc xe những món đồ bảo hộ phù hợp.

Đồ bảo hộ thiết yếu cho người chạy môtô ảnh 1

 Đồ bảo hộ là phụ kiện thiết yếu bảo vệ cho bạn và cả chiếc xe

Xe phân khối lớn (PKL) ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt những chiếc SuperSport nhập tịch Việt Nam tăng nhanh trong thời gian qua. Bỏ qua câu chuyện điều kiện lưu thông tại Việt Nam, điều khiển một chiếc PKL luôn tiềm tàng nhiều nguy cơ tai nạn. Ngoài kỹ năng điều khiển, việc trang bị những món đồ bảo hộ cho người lái và chiếc xe ngày càng chứng tỏ sự cần thiết.

Đồ bảo hộ thiết yếu cho người chạy môtô ảnh 2 Đồ bảo hộ cho người lái Đối với người điều khiển xe, về cơ bản, các lựa chọn đồ bảo hộ bao gồm mũ bảo hiểm, quần áo, giày bảo hộ và găng tay để chạy xe. Nắm bắt nhu cầu này, các hãng sản xuất đồ bảo hộ đã nghiên cứu, phát triển nhiều dòng đồ bảo hộ phục vụ những nhu cầu chạy xe nhất định, cơ bản gồm : phục vụ đua chuyên nghiệp, đi đường dài (touring) và sử dụng hàng ngày (urban). Đồ bảo hộ thiết yếu cho người chạy môtô ảnh 3

Thương hiệu mũ bảo hiểm nổi tiếng thế giới AGV rất được dân chạy phân khối lớn từ Sport tới touring và cả các tay đua chuyên nghiệp ưa chuộng

Ngoài những bộ đồ chuyên nghiệp thì đồ bảo hộ để chạy đường dài (touring) được ưa chuộng nhất tại Việt Nam trong khi dòng đồ bảo hộ sử dụng hàng ngày lại ít được chú tâm tới. Một phần bởi tâm lý chỉ chạy xe trong phố, tốc độ không cao thì không cần đồ bảo hộ vì vướng víu và nóng, cộng với việc số lượng "biker" tăng nhanh thời gian qua nhờ bằng A2 được mở rộng, trong khi số giờ chạy xe không nhiều khiến một bộ phận coi thường sự quan trọng của các món đồ bảo hộ. Tại các nước công nghiệp sản xuất xe hai bánh lâu đời như Mỹ, châu Âu và Nhật Bản thì đồ bảo hộ là món đồ không thể thiếu đối với những người điều khiển xe. Thậm chí ở một số nước, điều này được quy định trong luật như tối thiểu phải có mũ bảo hiểm cả đầu (fullface, khác với quy định mũ bảo hiểm ½ như ở VIệt Nam) hay ở Thụy Điển nếu chạy xe hai bánh không sử dụng đồ bảo hộ toàn diện thì bạn sẽ bị xử phạt theo luật định dù chỉ chạy xe 50cc.
Đồ bảo hộ thiết yếu cho người chạy môtô ảnh 4

Dòng quần bảo hộ urban của UglyBros với thiết kế thời trang, xô đổ định kiến về sự bất tiện của đồ bảo hộ chạy mô tô

Kể tới đồ bảo hộ dành cho sử dụng trong đô thị (urban) thì có rất nhiều hãng sản xuất nổi tiếng thế giới như AlpineStar, Icon, Dainese, AGV,... Dòng bảo hộ cho sử dụng trong đô thị thường là đồ rời và mặc như quần áo hàng ngày. Chúng sở hữu vật liệu chế tạo có độ bền cao, chịu ma sát mài mòn tốt, thường có tối thiểu 2 lớp với khả năng cản gió tốt và bảo vệ người lái khỏi sức nóng từ động cơ lớn. Ngoài ra không thể thiếu những miếng bảo vệ các bộ phận dễ tổn thương khi tai nạn như cổ, vai, lưng, ngực, cùi chỏ, hông, đầu gối và bàn chân. Còn đối với những chiếc xe? Đối với những chiếc xe, hệ thống bảo hộ cũng đã trở thành nhu cầu thiết yếu khi lỡ “sảy chân”, điển hình là thiết bị chống đổ. Thiết bị chống đổ có nhiều dạng, từ một hệ thống khung ống đơn giản dành cho những chiếc touring hay phức tạp dành cho những tay chơi stunt, hệ thống lót gầm và chắn máy cho cào cào, gù chống đổ gắn trên thân xe và vị trí trục càng trước sau dành cho những chiếc xe thuộc dòng Sport. Đối với việc chạy phố ở dòng Sport phổ biến tại Việt Nam thì gù chống đổ là phương án tốt nhất. Đồ bảo hộ thiết yếu cho người chạy môtô ảnh 5

Hệ thống chống dổ của những chiếc Touring là thanh chắn lớn ở phía trước cục máy

Hệ thống gù chống đổ thường được chế tạo bằng vật liệu chịu mài mòn tốt và có tính dẻo (tránh việc bị gãy khi gặp va chạm). Hệ thống này thường được lắp đặt ở ba vị trí là trục càng trước, trục càng sau và gắn trên khung chính của xe.
Đồ bảo hộ thiết yếu cho người chạy môtô ảnh 6 Chống đổ trên khung chính của những chiếc Naked bike Đồ bảo hộ thiết yếu cho người chạy môtô ảnh 7

...và Sport


 Khi gặp tai nạn, hệ thống gù chống đổ là điểm đầu tiên va chạm với mặt đường, nhiệm vụ quan trọng nhất của hệ thống này ngoài việc bảo vệ càng sau và dàn giảm xóc trước ở 2 vị trí trục trước sau, còn để bảo vệ hệ thống kết cấu lái của xe trước tiên. Chính vì vậy khi lựa chọn và lắp đặt hệ thống bảo vệ này cho xe, hãy cân nhắc việc bảo vệ các chi tiết kết cấu vận hành trước tiên, bao gồm: Thân máy, hệ thống chân phanh, chân số, sau đó mới tính tới bảo vệ màu sơn và các chi tiết khác. Đối với những mẫu xe phân khối lớn thuộc dòng Sport vốn đăt đỏ, các hãng xe và nhà sản xuất đồ bảo hộ thường ưu ái nghiên cứu sản xuất một hệ thống riêng cho từng xe với các tính toán kỹ thuật gắt gao.

Đồ bảo hộ thiết yếu cho người chạy môtô ảnh 8

Chống đổ trên trục giảm xóc trước

Giá thị trường của những hệ thống gù bảo vệ này rất đa dạng tùy vào chất lượng sản phẩm, ngoài việc thực thi nhiệm vụ bảo vệ xe, chúng cũng được chăm chút thẩm mỹ tỉ mỉ để hòa hợp với thân xe hay thậm chí tô điểm để làm đẹp.

Đồ bảo hộ thiết yếu cho người chạy môtô ảnh 9

Một bộ bảo vệ Full Option cho cả người lẫn xe

Khi bỏ ra một số tiền lớn để sở hữu những chiếc xe trong mơ, hãy thực sự là người tiêu dùng thông minh khi không đánh giá thấp đồ bảo hộ để bảo vệ cho chính bản thân mình và chiếc xe thân yêu. Đó mới là cuộc chơi lâu dài và có định hướng.

Theo NgheNhinVietNam

Nguồn: https://nghenhinvietnam.vn/xe-doi-song/do-bao-ho-thiet-yeu-cho-nguoi-chay-moto