Nhịp sống

Sau cả đống bê bối, cuối cùng SSC Tuatara cũng lập kỷ lục tốc độ mới nhưng...

Kỷ lục tốc độ mới được xác lập của SSC Tuatara mới chỉ tính trung bình sau 2 lượt chạy, nhưng chưa vượt qua được mức tối đa cao nhất của Koenigsegg Agera RS.

Vào giữa tháng 10 vừa qua, siêu xe Mỹ SSC Tuatara từng gây chấn động khi công bố đạt kỷ lục tốc độ Thế giới mới là 508,73km/h tính trung bình sau 2 chiều chạy, cũng như tốc độ tối đa cao nhất ghi lại được là 532,9 km/h. Những con số này vượt xa người nắm giữ kỷ lục trước đó là Koenigsegg Agera RS (tốc độ tối đa 466km/h, trung bình 447,24km/h). Tuy nhiên chỉ sau đó không lâu, nhiều điểm nghi vấn xung quanh quá trình thực hiện kỷ lục này đã được chỉ ra, khiến SSC phải thử sức lại.

Sau lần thử nghiệm thứ 2 hồi đầu tháng 12/2020 thất bại vì lỗi kỹ thuật, SSC đã thực hiện một nỗ lực khác để thiết lập kỷ lục tốc độ mới với Tuatara. Và lần này họ đã làm được điều đó khi đạt tốc độ chính thức 282,9 mph (455,3km/h), tính trung bình sau hai lần chạy ngược chiều nhau. Như vậy là đủ để chiếc hypercar 1.750 mã lực do công ty của Jerod Shelby chế tạo có thể đánh bại kỷ lục trước đó do Koenigsegg thiết lập vào năm 2017.

Sau cả đống bê bối, cuối cùng SSC Tuatara cũng lập kỷ lục tốc độ mới nhưng... ảnh 1 Tuy nhiên với tốc độ tối đa đạt được chỉ là 286,1mph (tương đương 460,43km/h), nó vẫn chưa thực sự vượt qua được Agera RS, chưa nói tới việc vượt mốc 300mph (482km/h). Để đảm bảo không ai còn có thể nghi ngờ kết quả, SSC đã mang theo mọi thiết bị đo tốc độ, cùng với các chuyên gia và nhân chứng mà họ có thể tiếp cận được. “Chúng tôi có Racelogic ở đó với thiết bị VBOX của họ, chúng tôi có Life Racing, chúng tôi có Garmin, và chúng tôi đã có người đại diện của Hiệp hội đua xe trên 1 dặm đường toàn cầu IMRA" - Jerod Shelby nói. Sau cả đống bê bối, cuối cùng SSC Tuatara cũng lập kỷ lục tốc độ mới nhưng... ảnh 2  “Chúng tôi đã sử dụng thiết bị của cả 4 công ty, tổ chức trên và có người đại diện từ 3 nhóm đó. Nhưng khi nói về việc xác lập kỷ lục, có vẻ như mọi người trong cộng đồng xe hơi đều coi Racelogic và VBOX là công cụ đo lường được tôn trọng nhất. Vì vậy họ đã có nhiều hệ thống dự phòng trên xe, và họ có một quý ông tên là Jim Lau - đại diện tại Mỹ - có mặt trong tất cả các cuộc chạy thử”. Sau cả đống bê bối, cuối cùng SSC Tuatara cũng lập kỷ lục tốc độ mới nhưng... ảnh 3  Những con số từng được SSC công bố hồi tháng 10/2020 Vì vậy, tại sao SSC Tuatara không vượt qua mốc 300mph? Câu trả lời đơn giản vì họ không đủ đường chạy, khi lần nỗ lực phá kỷ lục mới nhất diễn ra tại khu căn cứ Johnny Bohmer Trung tâm Vũ trụ Kennedy, ở Florida. Điều đó có nghĩa rằng chiếc xe đã chỉ có 3,7km đường thẳng để tăng tốc - ít hơn tới 6-8km trong thử nghiệm đầu tiên của họ ở Nevada - và như Shelby giải thích, chỉ còn lại 1,13km/h để giảm tốc. Sau cả đống bê bối, cuối cùng SSC Tuatara cũng lập kỷ lục tốc độ mới nhưng... ảnh 4 Thêm vào đó thay vì tay đua chuyên nghiệp Oliver Webb, người ngồi sau chiếc SSC Tuatara là Larry Caplin - đồng thời là chủ nhân của chiếc xe. Do đường chạy ngắn nên SSC cũng đã lại phải sắp lại tỷ số truyền của hộp số. Chính vì vậy ông Shelby nói: "Chúng tôi vẫn bị hụt khoảng 300 mã lực so với 2 nỗ lực phá kỷ lục đầu tiên. Thực sự, tất cả những điều này chỉ là một báo cáo tiến độ về trạng thái thử nghiệm tốc độ cao nhất của chúng tôi ". Sau cả đống bê bối, cuối cùng SSC Tuatara cũng lập kỷ lục tốc độ mới nhưng... ảnh 5 Ông chủ của SSC cũng khẳng định rằng Tuatara sẽ còn tiếp tục cố gắng đạt tới những con số như hãng từng công bố lần đầu tiên: "chúng tôi vẫn đang trong hành trình đó. Chúng tôi vẫn đang tiến về phía trước; chúng tôi sẽ chạy thêm trong tương lai".   


Theo NgheNhinVietNam

Nguồn: https://nghenhinvietnam.vn/xe-doi-song/sau-ca-dong-be-boi-cuoi-cung-ssc-tuatara-cung-lap-ky-luc-toc-do-moi-nhung