Nhịp sống

Honda và “mối lương duyên” với những chiếc mô tô động cơ V4

Trong số các hãng mô tô lớn trên thế giới, có thể nói Honda chính là nhà sản xuất "trung thành" với thiết kế động cơ V4 nhất, với gần 30 mẫu xe kéo dài trong 40 năm.

Động cơ V4 đang trong thời kì phục hưng ở thời điểm hiện tại. Từ đấu trường MotoGP cho tới những chiếc superbike thương mại "đỉnh" nhất hiện tại từ Aprilia hay Ducati, bạn có thể thấy kết cấu động cơ này hiện đang là trào lưu "hot". Tuy nhiên trong suốt 40 năm qua, có một hãng xe lớn đã luôn trung thành với loại máy này và tìm cách ứng dụng nó vào gần như mọi kiểu dáng mô tô - đó chính là Honda.

Trên thực tế, Honda không phải là hãng đầu tiên áp dụng động cơ V4 vào xe mô tô. Matchless đã làm điều đó từ thập niên 30 của Thế kỷ XX, rất lâu trước khi Honda ra đời. Ngay cả Ducati, trông có vẻ như là một người đi sau khi phải tới năm 2017 mới tung ra chiếc Panigale V4 mới nhất; nhưng hãng mô tô Ý này đã sử dụng máy V4 từ năm 1964 - 15 năm trước khi Honda thử sức với nó.

 Dù không phải là người tiên phong sử dụng V4, nhưng có thể nói Honda là người đi đầu trong việc ứng dụng loại động cơ này vào xe thương mại. Điều này đã bắt đầu vào năm 1980, khi 4 ông lớn mô tô Nhật Bản Honda - Suzuki - Yamaha - Kawasaki bắt đầu cuộc "chạy đua vũ trang", ứng dụng công nghệ hiện đại
 để tung ra một loạt các mẫu xe để đời. Mặc dù vậy, Honda vẫn là "ông vua" khi nói về những chiếc xe V4, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc hãng đã có khởi đầu tốt đẹp với loại động cơ này...

Honda và “mối lương duyên” với những chiếc mô tô động cơ V4 ảnh 1  Điểm khởi đầu: Honda NR500

Phải tới thập niên 80 Honda mới bắt đầu có một mẫu xe V4 thương mại nhưng vào năm 1979, chiếc V4 đầu tiên của hãng đã được ra mắt. Đó là NR500 - một chiếc xe có thể coi là thành tựu công nghệ của Honda tại thời điểm bấy giờ. Mục tiêu của Honda đó là tạo ra một chiếc mô tô 4 kỳ nhưng có sức mạnh như xe 2 kỳ, bằng cách đạt vòng tua lớn gấp đôi.

Trên thực tế dù có 4 xi-lanh nhưng động cơ của NR500 giống máy V8 hơn là V4. Điều này xảy ra do chiếc xe có thiết kế piston hình oval cực "dị", được đỡ bởi 2 tay biên/xi-lanh và nạp xả bằng 8 van. Đó là một giải pháp đầy phức tạp và đắt đỏ khi so với những động cơ 2 kỳ mà các đối thủ trên đường đua sử dụng khi đó, khiến Honda cực kỳ khó khăn với NR500 cho tới khi "khai tử" chiếc xe vào năm 1982. 1 thập kỷ sau đó, hãng lại một lần nữa hồi sinh thiết kế V4 với thiết kế piston oval bằng chiếc NR750, nhưng đó là một câu chuyện khác...

Honda và “mối lương duyên” với những chiếc mô tô động cơ V4 ảnh 2  1982: Honda VF750 Vào năm 1982, kỉ nguyên động cơ V4 của Honda mới thực sự bắt đầu với chiếc VF750. Nó được bán với3 phiên bản gồm: VF750F Interceptor, VF750S Sabre Và VF750C Magna. Tất cả đều có chung động cơ V4 90 độ, 748 phân khối với đường kính piston 70mm và hành trình 48,6mm, sản sinh ra 85 mã lực . Chúng hoạt rất tốt cho đến năm 1984, khi lỗi trục cam nhanh mòn bắt đầu xuất hiện và nó ảnh hưởng khá lớn đến uy tín của những chiếc xe Honda thời bấy giờ. Honda và “mối lương duyên” với những chiếc mô tô động cơ V4 ảnh 3

1982: Honda VF400F (NC13)

Trong khi những chiếc VF750 được bán ở các thị trường châu Âu và Mỹ thì tại Nhật, Honda cho ra mắt chiếc VF400F. Chia sẻ các tính năng tương tự với những người đàn anh lớn hơn mình, VF400F đạt công suất ấn tượng 55 mã lực với đường kính piston 55mm, hành trình 42mm Honda và “mối lương duyên” với những chiếc mô tô động cơ V4 ảnh 4 1983: Honda VF1100C Magna Trở lại năm 1983, VF1100C Magna được Honda cho ra mắt, đây là chiếc xe cruiser hoành tráng nhất thời điểm ấy. Cỗ máy khủng 116 mã lực khiến cho chiếc xe đứng đầu trong phân khúc thời điểm đó cho tới khi Suzuki tung ra GV1200 Madura và Yamaha đáp trả bằng V-Max. Các đối thủ này đều sử dụng máy V4, nhưng có dung tích 1.200cc. Honda và “mối lương duyên” với những chiếc mô tô động cơ V4 ảnh 5  1984: VF1000R, VF1000F

VF1100C Magna đã chứng minh rằng V4 có sức mạnh ở đường thẳng tốt thế nào, khiến Honda tiếp tục cho ra mắt các dòng VF1000R và VF1000F để thỏa mãn nhu cầu người sử dụng. Chiếc VF1000R sở hữu bộ quây gió khí động học -  ẩn bên trong đó là động cơ 130 mã lực 998cc, Song song với chiếc VF1000R mang phong cách xe đua là VF1000F với mức giá mềm hơn, tinh chỉnh lại để giảm đi 8 mã lực. Nó được Honda cho ra đời để phục vụ những tín đồ xe cộ muốn trải nghiệm động cơ V4. Honda và “mối lương duyên” với những chiếc mô tô động cơ V4 ảnh 6  1984: VF500F, VF500C Magna

Xét tới việc Honda chỉ mới bước vào công cuộc sản xuất động cơ V4 vào năm 1982, hãng đã rất tích cực "phổ cập hóa" dòng động cơ này trong 2 năm tiếp theo. Giống như những chiếc 750, 400 tại thị trường Nhật Bản, Magna 1100 và VF1000F; những chiếc V4 500cc cũng có hai phiên bản. Chiếc VF500F mang hình dáng sport, trong khi VF500C Magna là một chiếc cruiser có ngoại hình không được bắt mắt. Với dung tích xilanh 500cc (đường kính piston 60.4mm với hành trình 44mm), chúng có công suất đạt 70 mã lực. Honda và “mối lương duyên” với những chiếc mô tô động cơ V4 ảnh 7  1984: VF700F Interceptor, VF700S Sabre, VF700C Magna

Hai năm sau khi mẫu VF750 được ra mắt, ba phiên bản của chiếc xe này đều hạ từ 748cc xuống còn 699cc bằng cách giảm hành trình piston từ 48.6mm xuống 45.4mm. Được bán song song với những người anh em 750cc, Honda đã phải hạ dung tích để né thuế nhập khẩu cao của Mỹ đánh vào các mẫu mô tô hơn 700cc. Công suất của chúng giảm xuống còn 80 mã lực, nhưng các trang bị và thiết kế đều được giữ nguyên. Honda và “mối lương duyên” với những chiếc mô tô động cơ V4 ảnh 8  1986: VFR750F

Năm 1986, chiếc VFR750F đã được Honda tạo ra để thay thế cho VF750F. Chỉ khác đúng 1 chữ cái trong tên gọi, nhưng VFR750F là một mẫu xe mới hoàn toàn. Bản thân động cơ V4 cũng có nhiều thay đổi như trục khuỷu góc lệch 180 độ, thiết kế nắp quy lát, trục cam, piston và tay biên hoàn toàn mới để cho công suất lớn hơn - khoảng 106 mã lực. Động cơ này được đặt trong một bộ khung nhôm kép - cấu trúc khung vẫn tiếp tục được sử dụng cho tới ngày nay trên nhiều mẫu sportbike. Honda và “mối lương duyên” với những chiếc mô tô động cơ V4 ảnh 9  1986: VFR400R NC21

Mẫu xe mới VFR400F trông thậm chí còn thể thao hơn VFR750F mới và đạt 60 mã lực từ động cơ V4 399cc. Nhưng nó chỉ tồn tại đúng 1 năm trước khi bị thay thế bởi một phiên bản ưu việt hơn nữa.

Honda và “mối lương duyên” với những chiếc mô tô động cơ V4 ảnh 10 1987: VFR750R RC30

Nói “Honda V4” thì phải nhắc đến RC30 - mẫu xe về cơ bản được coi là phiên bản thương mại của chiếc xe đua RVF750. RC30 là tên mã của VFR750R của Honda sản xuất vào những năm 1987. Được phát triển từ những chiếc RVF750 cho các tay đua thời đó, chiếc VFR750R sở hữu bộ vỏ cực bắt mắt, khung nhôm nhẹ nhàng và đáng kể nhất là bộ gắp đơn cực đẹp. Không ngạc nhiên khi cho tới tận ngày nay chúng vẫn có giá rất đắt. Honda và “mối lương duyên” với những chiếc mô tô động cơ V4 ảnh 11 1987: VFR400R NC24
Khá gần với phiên bản NC21 được ra mắt một năm trước đó, model NC24 của VFR400R đã sở hữu bộ gắp đơn mang phong cách của chiếc RC30, đưa thiết kế này đến với những người tiêu dùng chọn mua xe ở phân khúc thấp hơn. Sau đó, chiếc xe cũng có phiên bản naked bike VFR400Z. Honda và “mối lương duyên” với những chiếc mô tô động cơ V4 ảnh 12  1989: VFR400R NC30

Trong khi NC24 chỉ có điểm chung với RC30 ở thiết kế gắp đơn, phiên bản NC30 năm 1989 của VFR400R đã trở thành bản sao hoàn chỉnh của VFR750R. Nó gần như không thể phân biệt được với chiếc xe lớn hơn ở nhiều góc độ. Đặc biệt phần khung của nó cũng tương tự như RC30, cộng với bánh sau được chốt giữ bằng một con ốc trục thay vì bốn con. Honda và “mối lương duyên” với những chiếc mô tô động cơ V4 ảnh 13 1990: VFR750F

VFR750F thế hệ mới ra mắt năm 1990 không chỉ mang thiết kế gắp đơn đã trở thành hình ảnh của những chiếc Honda V4, mà còn được phát triển từ đầu với khung và vỏ mới để vượt trội hơn so với người tiền nhiệm. Nó mang kiểu dáng sport touring gần như đã "tuyệt chủng" ngày nay - một mẫu mô tô thoải mái cho đường trường, nhưng cũng đủ thể thao để "so găng" với ngay cả những chiếc superbike lấy cảm hứng từ xe đua. Honda và “mối lương duyên” với những chiếc mô tô động cơ V4 ảnh 14 1990: ST1100 Pan European

Một chiếc Honda V4 khác, nhưng chiếc này hoàn toàn không liên quan đến bất kì mẫu mô tô nào từ đầu bài viết tới giờ. Động cơ V4 của ST1100 được xoay 90 độ, đặt trục khuỷu thẳng hàng với khung. Sử dụng hệ truyền động trục cardan êm ái, Pan European ngay lập tức trở thành chiếc xe touring tốt nhất thế giới. Lực lượng cảnh sát trên toàn thế giới sử dụng nó, cũng như những người mê chạy đường dài. Pan European thành công tới nỗi Honda đã bán chiếc xe trong 12 năm.  Honda và “mối lương duyên” với những chiếc mô tô động cơ V4 ảnh 15  1992: NR750 Mẫu xe thương mại đầu tiên và duy nhất sử dụng động cơ V4 với piston oval trên Thế giới, được coi là một kỳ quan công nghệ. NR750 cho tới tận ngày nay vẫn được coi là mẫu siêu mô tô độc đáo và vĩ đại nhất của Honda, và bạn đọc có thể xem lại bài viết trước đây của xedoisong.vn để hiểu vì sao nó có vai trò quan trọng như vậy. Honda và “mối lương duyên” với những chiếc mô tô động cơ V4 ảnh 16  1994: RVF750R RC45

Nhiều người có thể nghĩ rằng RC45 giống như một phiên bản RC30 cải tiến, nhưng mọi chuyện không đơn giản như vậy. Thực tế là nó có sự thay đổi một cách toàn diện với hệ thống khung gầm mới, dộng cơ mới với hành trình ngắn hơn, lòng to hơn, nắp quy-lát mới và phun xăng điện tử, chưa kể đến hệ thống bánh răng cam được thiết kế lại hoàn toàn. Thêm vào đó, tất nhiên là hệ thống treo mới và thiết kế khí động học ưu việt hơn. Honda và “mối lương duyên” với những chiếc mô tô động cơ V4 ảnh 17  1994: RVF400R NC35

Giống như RVF750R là phiên bản nâng cấp lớn của VFR750R, RVF400R đóng vai trò tương tự với VFR400R (NC30) được làm lại. Hệ thống treo mới, thân xe mới, động cơ tinh chỉnh và chuyển bánh sau thành 17in (xe đời trước vành 18in) là những điểm nổi bật của chiếc xe. Honda và “mối lương duyên” với những chiếc mô tô động cơ V4 ảnh 18  1994: VFR750F

Một phiên bản thay đổi lớn khác cho VFR750 khi nó bước vào kỷ nguyên cuối cùng của máy 750cc. Những thay đổi năm 1994 bao gồm thân xe lấy cảm hứng từ chiếc NR, cùng với các cải tiến giúp giảm trọng lượng. Điều này giữ cho VFR có thể cạnh tranh với các đối thủ khác trong vài năm nữa, cho đến khi phiên bản 800cc lớn hơn được giới thiệu. Honda và “mối lương duyên” với những chiếc mô tô động cơ V4 ảnh 19  1994: VF750C Magna

Thế hệ Magna đầu tiên với hai phiên bản 700cc và 750cc đã bị loại bỏ vào năm 1988, nhưng nó đã trở lại như một chiếc xe hoàn toàn mới vào năm 1994. Động cơ này không chia sẻ với người tiền nhiệm, thay vào đó có nguồn gốc từ VFR750. Tuy nhiên nó bị giảm công suất xuống còn 78hp và truyền qua hệ thống hộp số 5 cấp.

Honda và “mối lương duyên” với những chiếc mô tô động cơ V4 ảnh 20  1998: VFR800F

Do sử dụng động cơ của RC45 nhưng nâng dung tích lên 782cc, thế hệ VFR800F đầu tiên có tên mã chính thức là RC46. Không chỉ có dung tích lớn hơn, động cơ này còn có hệ thống phun nhiên liệu và được thiết kế để đóng vai trò là một cơ cấu chịu lực, khiến Honda rút ngắn được chiều dài khung và lắp thẳng trục gắp sau vào máy. Honda và “mối lương duyên” với những chiếc mô tô động cơ V4 ảnh 21  2002: VFR800 VTEC

Sự thay đổi lớn tiếp theo đối với VFR là vào năm 2002. Nó có phần thân xe thiết kế dữ dằn hơn trước, bốn đường xả chia đều thành 2 ống xả đặt hai bên và phần gắp đơn thiết kế trau chuốt hơn người tiền nhiệm. Điểm nhấn nổi bật của động cơ đó là công nghệ VTEC được tích hợp, cho phép xe hoạt động tiết kiệm nhiên liệu, mượt mà và nhẹ nhàng hơn ở dải tua thấp bằng việc ngắt một số van hút xả của khối động cơ và mở chúng khi đạt vòng tua nhất định. Thế nhưng, fan của dòng VFR "cục súc" thời trước lại không thích điều này bởi nó làm chiếc xe hiền đi và chi phí bảo dưỡng hệ thống này quá cao. Honda và “mối lương duyên” với những chiếc mô tô động cơ V4 ảnh 22  2002: ST1300 Pan European

ST1300 được giới thiệu với động cơ mới, khung nhôm mới, cải thiện khả năng đi tour. Nó cũng rất phổ biến khi được các lực lượng cảnh sát trên Thế giới sử dụng và có vòng đời kéo dài. Tuy nhiên tới năm 2013 chiếc xe cũng đã bị khai tử. Honda và “mối lương duyên” với những chiếc mô tô động cơ V4 ảnh 23  2010: VFR1200F

Sau cải tiến đáng kể trên dòng VFR năm 2002, Honda dường như tạm nghỉ với V4 một thời gian. Vào năm 2008 Honda đã từng tung ra một mẫu xe ý tưởng rất ấn tượng là V4 Concept, khiến nhiều người tin rằng hãng đang chuẩn bị tung ra một thế hệ superbike mới sử dụng động cơ này. Tuy nhiên những dự đoán này đã "trật lất"; thay vào đó, cái chúng ta đã nhận được là chiếc sport touring VFR1200F vào năm 2010.

Một kiệt tác công nghệ, mẫu xe này sử dụng cam đơn thông minh, 4 van/xi-lanh và đặc biệt là tùy chọn hộp số ly hợp kép thế hệ đầu tiên... Tất cả những công nghệ cùng kiểu dáng hoàn toàn mới này cho người dùng trải nghiệm sự êm ái nhẹ nhàng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, VFR1200F đã không đem tới cho người lái trải nghiệm thú vị do nó nằm ở phân khúc rất "lấp lửng": không "gắt" như một chiếc superbike hay thoải mái như Pan European đã từng làm được. Honda và “mối lương duyên” với những chiếc mô tô động cơ V4 ảnh 24 2011: VFR800X Crossrunner

Khi những chiếc xe theo phong cách Adventure trở nên thịnh hành, Honda quyết đưa sức mạnh động cơ V4 của dòng VFR vào chiếc Adventure đầu tiên là VFR800X. Nó mang lại cảm giác lái thoải mái cùng với khối động cơ 800cc phù hợp cho cả các cung đường dài cũng như đường phố. Cùng với độ tin cậy của một chiếc xe Honda, VFR800X Crossrunner là một mẫu xe di chuyển hàng ngày phù hợp, nhưng nó thiếu đi chất địa hình "adventure" giống như các đối thủ cùng phân khúc. Honda và “mối lương duyên” với những chiếc mô tô động cơ V4 ảnh 25  2012: VCF1200X Crosstourer

Lấy cảm hứng từ chính VFR800 Crossruner, Honda đã tiếp tục tạo ra VFR1200F Crosstourer. So với phiên bản 800, VCF1200X là một chiếc xe tốt hơn, khiến nó vẫn tiếp tục nằm trong dòng sản phẩm của Honda cho tới ngày nay. Nhưng chiếc xe này vẫn không thể cạnh tranh với các mẫu Advenure đẳng cấp cùng phân khúc như BMW R1200GS. Honda và “mối lương duyên” với những chiếc mô tô động cơ V4 ảnh 26  2014: VFR800F

Phiên bản cải tiến mới nhất của VFR750 mang đến thiết kế thẩm mỹ hơn cùng hệ treo, công nghệ và hệ thống phanh được nâng cấp. Tuy nhiên bên dưới lớp vỏ của chiếc xe vẫn là nền tảng được giới thiệu từ năm 2002. Mặc dù vậy, những điều chỉnh này khiến VFR800F vẫn là một mẫu xe đa năng.

Honda và “mối lương duyên” với những chiếc mô tô động cơ V4 ảnh 27  2015: RC213V-S

Cuối cùng, một chiếc superbike sử dụng động cơ V4 của Honda cũng đã ra đời - 21 năm sau khi RC45 trình làng. Về cơ bản là một chiếc xe đua MotoGP dành cho đường phố, RC213V-S cũng gây tranh cãi khi sở hữu mức giá siêu đắt - vượt qua mốc 100.000 USD. Tuy nhiên điều đáng nói là với mức giá này, người dùng sẽ có một chiếc xe với công suất chỉ ngang các mẫu sportbike hạng trung.

Để mở khóa sức mạnh của RC213V-S, khách hàng sẽ phải bỏ thêm số tiền tương đương một chiếc mô tô khoảng 800cc nữa, và cũng sẽ không được phép vận hành ngoài đường công công nữa. Không bàn về giá cả, thực sự RC213V-S có vẻ đẹp thuần khiết và mang lại cảm giác điều khiển của một xe đua thứ thiệt. Nhưng đáng tiếc với số lượng cực ít và giá siêu đắt, nó lại chủ yếu nằm trong các gara hơn là được các biker sử dụng.

Theo NgheNhinVietNam

Nguồn: https://nghenhinvietnam.vn/xe-doi-song/honda-va-moi-luong-duyen-voi-nhung-chiec-mo-to-dong-co-v4