Công nghệ

Nhờ công nghệ này, động cơ 2 kỳ có thể hồi sinh ngoạn mục?

Từng gần như bị "khai tử" hoàn toàn vì các quy định khí thải và tiếng ồn ngày càng ngặt nghèo, động cơ 2 kỳ có khả năng trở lại và "lợi hại" gấp nhiều lần.

Động cơ hai kỳ đã gắn liền và giành được nhiều sự yêu mến của những người chơi mô tô. Từ âm thanh leng keng đến mùi thơm ngọt ngào của dầu máy khi được đốt cháy sau đó là làn khói xanh nghi ngút phun ra từ ống xả có hình dáng kì lạ - một cỗ máy hai kỳ thường để lại những ấn tượng mạnh như vậy. Nhiều người cho rằng cấu tạo hoạt động của động cơ hai kỳ đơn giản, trọng lượng nhẹ, công suất lớn nhiều so với động cơ bốn kỳ. Nhưng họ không biết rằng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về khí thải đã buộc hầu hết các hãng xe phải ngừng sản xuất chúng trong một thập kỷ qua.

Trong khi chính những đặc điểm nêu trên đã khiến nhiều người say mê động cơ 2 kỳ, cựu tay đua F1 Basil van Rooyen tại Úc đã chế tạo ra một loại máy hai kỳ không khói. Ý tưởng này có được bằng cách sử dụng phần lốc dưới của chiếc Suzuki Boulevard 800 và đầu qui-lát cùng lòng trái của động cơ Rotax 800. Tên đầy đủ của công nghệ này là động cơ Hai Kỳ Lốc Máy Độc Lập (Crankcase Independent Two-Stroke - CITS), làm ngăn không cho việc pha trộn dầu với nhiên liệu trong buồng đốt nhằm đáp ứng các quy định về khí thải hiện nay.

 

Van Rooyen cho biết: “Trước hết sẽ có hai khả năng xảy ra để quyết định liệu CITS có thể trở thành một cuộc cách mạng trong lĩnh vực xe mô tô tại một số thị trường”. Cụ thể hơn, động cơ này có thể được sử dụng với vai trò tăng tầm hoạt động cho các loại xe điện hybrid hoặc sử dụng như máy phát điện. Van Rooyen tuyên bố rằng CITS mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn, tiết kiệm hơn so với động cơ bốn kỳ; cùng với đó là trọng lượng cũng nhẹ hơn, gọn hơn và chi phí sản xuất rẻ hơn.

Cựu tay đua và các kỹ sư tự hào về những điểm nổi trội của động cơ này so với những cỗ máy xi-lanh đơn 4 kỳ ngày nay. CITS sử dụng khoang chứa dầu riêng thường thấy trên động cơ 4 kỳ để tránh sự hòa trộn giữa nhiên liệu và dầu trong buồng đốt. Hệ thống sử dụng công nghệ phun nhiên liệu trực tiếp, nhưng lại có một valve rẽ thay thế cho bướm ga và đảm bảo hạn chế quá trình đốt cháy liên tục trong buồng đốt.

Nhờ công nghệ này, động cơ 2 kỳ có thể hồi sinh ngoạn mục? ảnh 1  Tất cả những sáng chế của van Rooyen đều có chung một mục đích là giảm mức tiêu hao dầu xuống dưới 95%, tỷ số nén cao hơn 3 lần và loại bỏ việc sử dụng vòng bi đũa. CITS kinh tế và mạnh mẽ hơn cũng như ít tiếng ồn hơn - nó sẽ tạo ra một âm thanh dễ chịu cho nhiều người không thích sự ồn ào. Trong khi nguyên mẫu động cơ này có dạng V-Twin, công nghệ của van Rooyen có thể sử dụng trên cả những động cơ V12 có công suất từ 167 mã lực tới 1.341 mã lực. Nhờ công nghệ này, động cơ 2 kỳ có thể hồi sinh ngoạn mục? ảnh 2  Công ty của nhà phát mình người Nam Phi có trụ sở tại Úc hiện đang tìm kiếm đối tác đầu tư và chuẩn bị thử nghiệm động cơ CITS tại một số nơi ở Melbourne. Với một chặng đường dài phía trước, van Rooyen đang tập trung vào phát triển động cơ trong cả lĩnh vực xe máy và ô tô. “Chắc chắn nhiệm vụ này sẽ rất quan trọng đối công ty của chúng tôi trong giai đoạn chuyển giao công nghệ từ nhiên liệu không hóa thạch sang năng lượng pin có hàm lượng khí thải cacbon thấp và chi phí phải hợp lý khi xuất ra ngoài thị trường” ông Van Rooyen chia sẻ. Nhờ công nghệ này, động cơ 2 kỳ có thể hồi sinh ngoạn mục? ảnh 3  Có nhiều câu hỏi được đặt ra: Chắc hẳn nhiều người vẫn sẽ nhớ đến âm thanh ồn ào ring-ding-ding gắn liền với động cơ hai kỳ? Họ vẫn sẽ mong chờ một sự cùng hòa trộn của dầu và xăng? Chỉ có thời gian mới trả lười được tất cả, liệu CITS của van Rooyen có được đầu tư và công nhận hay không, chắc chắn ông sẽ là người nóng lòng nhất chờ đợi câu trả lời đó.

Theo NgheNhinVietNam

Nguồn: https://nghenhinvietnam.vn/xe-doi-song/nho-cong-nghe-nay-dong-co-2-ky-co-the-hoi-sinh-ngoan-muc