Công nghệ

GMA T.50: Giấc mơ có thật của một bộ óc thiên tài trong làng Thiết kế xe hơi

Phải mất tới hơn 3 thập kỷ và thậm chí là hơn thế, Gordon Murray mới hiện thực hoá được giấc mơ về một siêu xe hoàn hảo cho người lái với GMA T.50.

Những bản vẽ đầu tiên của huyền thoại McLaren F1 đã được Gordon Murray phác thảo vào tháng 9/1988, nhưng có lẽ ông đã có tầm nhìn về một siêu xe hoàn hảo dành cho người lái trong đầu từ lâu hơn thế. McLaren F1 từng là một trong những dự án siêu xe tham vọng nhất từng được thực hiện - nó hoàn hảo tới nỗi chưa có bất kỳ một mẫu xe nào có thể sánh ngang được kể từ đó. Mọi việc vừa thay đổi trong tuần này khi Murray công bố chiếc GMA T.50.

GMA T.50: Giấc mơ có thật của một bộ óc thiên tài trong làng Thiết kế xe hơi ảnh 1 Gordon Murray bên chiếc GMA T.50  Dự án mới nhất của Murray không chỉ đơn thuần là một sự nâng cấp của chiếc F1 năm nào. Nó đã được tạo ra sau khi ông suy nghĩ thấu đáo một lần nữa và từ đầu về ý tưởng siêu xe hoàn hảo. Từng chi tiết nhỏ nhất đều được ông thiết kế để vượt qua F1. Kết quả là T.50 đã trở thành sự tối thượng trên 4 bánh xe. Nó gần mạnh bằng chiếc 720S của McLaren thời hiện đại nhưng nhẹ hơn tới khoảng 454kg. Nó có động cơ nạp khí tự nhiên 4.0l V12 do Cosworth thiết kế với vòng tua cực đại 12.100 vòng/phút, và đạt được con số này từ khi chạy không tải chỉ trong 3/10 giây. GMA T.50: Giấc mơ có thật của một bộ óc thiên tài trong làng Thiết kế xe hơi ảnh 2  Ngay cả khi so với Mazda MX-5 - chiếc mui trần Nhật Bản thường được người yêu ô tô cho rằng là tiêu chuẩn của trọng lượng nhẹ trong Thế giới xe hơi hiện đại, T.50 cũng nhẹ hơn tới 72,5kg. Nó cũng tạo ra lực nén thân xe cao hơn nhiều, cũng như hệ thống lái vượt trội hơn. Và T.50 làm được tất cả những điều đó trong khi chở tối đa được 3 người cùng các hành lý của họ. Làm thế nào mà công ty của Murray - Gordon Murray Automotive (GMA) có thể làm được điều đó trong năm 2020, khi các tiêu chuẩn an toàn và khí thải đang ngày càng cản bước các nhà sản xuất? GMA T.50: Giấc mơ có thật của một bộ óc thiên tài trong làng Thiết kế xe hơi ảnh 3  Với mức giá chưa thuế lên tới 2,36 triệu Bảng Anh (tương đương 71,5 tỷ đồng) và số lượng chỉ 100 chiếc, khách hàng xứng đáng có được những điều trên. Nhưng để đạt được chúng, Murray cùng các cộng sự không chỉ đơn giản là vẽ ra và sản xuất chiếc xe. Từ các bản vẽ tới chiếc T.50 thương mại là một hành trình đầy thách thức mà xedoisong.vn sẽ chia sẻ với các bạn ngay sau đây. Trước khi chúng ta bắt đầu, các bạn hãy đứng dậy, đi pha một tách trà hoặc cà phê để "nhâm nhi" vì đó là một câu chuyện dài! Làm sao Murray có thể khiến cho T.50 nhẹ tới mức như vậy? GMA T.50: Giấc mơ có thật của một bộ óc thiên tài trong làng Thiết kế xe hơi ảnh 4  Với trọng lượng chỉ 986kg, T.50 không chỉ được coi là siêu nhẹ. Nó thực sự nhẹ tới mức khiến ngài Colin Chapman - người sáng lập hãng xe Lotus, nổi tiếng với triết lý "Tối giản hoá, sau đó thêm vào trọng lượng nhẹ" (Simplify, then add lightness) phải gật gù tán thưởng nếu ông còn sống. Từng linh kiện trên chiếc xe đều được làm từ những vật liệu thượng hạng và thiết kế để trở nên nhẹ nhất có thể. GMA T.50: Giấc mơ có thật của một bộ óc thiên tài trong làng Thiết kế xe hơi ảnh 5  Nhưng theo Murray, không có gì nhẹ hơn những chiếc lỗ rỗng. Chính vì vậy ông đã áp dụng các phương pháp thử nghiệm độ bền vật liệu hiện đại để có thể biết được từng chi tiết có thể được gọt giũa, làm rỗng tới mức nào. Ngoài ra kích thước nhỏ nhắn của T.50 cũng khiến nó nhẹ cân hơn. Với kích thước (D x R x C) lần lượt (4.352 x 1.850 x 1.164)mm, nó chỉ bé tương đương với một chiếc Porsche 718. Toàn bộ phần khung xe nguyên khối và thân vỏ chỉ nặng chưa đầy 150kg. GMA T.50: Giấc mơ có thật của một bộ óc thiên tài trong làng Thiết kế xe hơi ảnh 6   Ngay cả một tiểu tiết đơn giản như mặt mỗi bàn pedal trong cabin cũng được thiết kế với lối suy nghĩ khác thường. Trong giai đoạn đầu của dự án T.50, Murray đã bảo một kỹ sư trẻ nhìn lại một bức ảnh chụp bộ pedal mà ông đã thiết kế trên chiếc F1 và ra lệnh: "Hãy làm thứ gì như vậy, bởi cậu sẽ không thể làm nó nhẹ hơn nữa. Ngày hôm sau ông đã phải rút lại lời nói của mình. Bằng cách thiết kế các bàn pedal là một khung nhôm đục lỗ, chàng kỹ sư trẻ cũng như Murray và các cộng sự đã giảm được 300g trọng lượng. GMA T.50: Giấc mơ có thật của một bộ óc thiên tài trong làng Thiết kế xe hơi ảnh 7  "Và chúng trông cũng đẹp hơn" - Murray nói. Dù là một chiếc xe thương mại hay xe đua, việc tạo ra một cỗ máy tốc độ hơn thường có kết quả tới từ "ép cân". Và với mỗi gam trọng lượng được cắt giảm cho từng chi tiết, cộng dồn lại chúng ta sẽ có một chiếc xe nhẹ hơn nhiều kg.

Chiếc quạt ở phía sau có tác dụng gì?

Nếu bạn nhìn vào T.50 từ phía sau, thật khó có thể bỏ qua chiếc quạt khổng lồ nằm "chềnh ềnh" ở chính giữa đuôi xe. Nhiều người thường so sánh chiếc quạt trên siêu xe này với mẫu xe đua F1 nổi tiếng Brabham BT46 cũng do Brabham thiết kế. Nhưng trên thực tế, mẫu xe đua F1 này còn có những dè bên chạm đất với vai trò như gioăng, kết hợp với quạt hút gió phía sau để hút không khí phía dưới gầm xe và tạo hiệu ứng như giác hút.

GMA T.50: Giấc mơ có thật của một bộ óc thiên tài trong làng Thiết kế xe hơi ảnh 8 Brabham BT46  Nhưng quạt khí động học của T.50 không thực sự hoạt động như vậy. Nó không có các dè bên sát tới mức chạm tới mặt đường đường. Và trong khi đúng là chiếc quạt giúp chiếc xe dính chặt lấy mặt đất, nó không thực hiện điều đó bằng nguyên lý hút chân không giống như Brabham BT46. Có thể coi chiếc quạt này là một sự tiến hoá và cường điệu hoá của thiết kế cánh khuếch tán gầm trên McLaren F1. Nhắc tới F1, nhiều người thường nghĩ về tốc độ tối đa 386km/h (cho tới nay vẫn là kỷ lục với siêu xe nạp khí tự nhiên) hay khoang động cơ dát vàng. Tuy nhiên ít ai biết được về các bí mật khí động học của nó. Trong quá trình thiết kế F1, Murray phát hiện ra rằng khi một lượng lớn không khí thoát ra khỏi cánh khuếch tán dưới gầm, chúng sẽ tạo ra hiệu ứng nâng đuôi xe. Để "kéo" luồng khí này lại, F1 cũng có 2 cánh quạt nhỏ nằm ở nắp khoang động cơ. Nhờ đó chiếc F1 đã tăng 10% lực nén khí động học ở phía sau. GMA T.50: Giấc mơ có thật của một bộ óc thiên tài trong làng Thiết kế xe hơi ảnh 9  Nhưng Murray biết rằng ông còn có thể làm được nhiều hơn thế với ý tưởng này. Đó là lý do T.50 đã có một cánh quạt lớn ở phía sau. Cánh quạt này giúp chiếc xe có thể đạt lực nén không khí khổng lồ mà không cần tới "những cánh, vây, khe khí động học và các phần nhô lên", tạo ra kiểu dáng gọn gàng. Trong khi những chiếc hypercar bình thường cần tới các chi tiết khí động học khổng lồ để tạo ra lực nén (điển hình là chiếc Senna của McLaren), T.50 được cho là có thể tạo ra đủ lực nén không khí chỉ nhờ chiếc quạt gió. GMA T.50: Giấc mơ có thật của một bộ óc thiên tài trong làng Thiết kế xe hơi ảnh 10 Chiếc quạt này vận hành bởi một mô-tơ điện 48V với vòng tua cực đại 7.000rpm. Nguồn điện cung cấp cho mô-tơ lấy từ mô-tơ đề ISG tích hợp máy phát, nối với đầu trước trục khuỷu qua bánh răng. Khi vận hành bình thường, ISG trực tiếp cấp nguồn cho cánh quạt và các chi tiết khác trong hệ thống điện. Tuy nhiên ở chế độ V Max Boost, nó sẽ được ngắt khỏi động cơ chính để giảm lực cản với động cơ.  GMA T.50: Giấc mơ có thật của một bộ óc thiên tài trong làng Thiết kế xe hơi ảnh 11  Trong vài phút toàn bộ hệ thống điện của xe - bao gồm cả chiếc quạt - sẽ chạy bằng nguồn điện từ ắc quy, đưa công suất tối đa của xe từ 650 lên thành 690 mã lực do không còn ISG cản lực quay của động cơ và khí nạp được quạt hút vào máy nhiều hơn. Chưa dừng lại đó, ở chế độ lái này chiếc quạt còn tạo ra 15kg phản lực. Liệu lực đẩy này có khiến chiếc xe nhanh hơn được không? GMA không công bố điều đó, nhưng ít nhất thì chắc chắn nó không ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu năng của xe. Hệ động lực phi thường   Nếu như ngày tàn của động cơ đốt trong trên xe hơi đã được ấn định, chắc chắn cỗ máy V12 của T.50 sẽ là điểm sáng cuối cùng của hệ động lực này. Murray nói: "Bằng cách làm việc với đội ngũ Cosworth, chúng tôi đã tạo ra động cơ nạp khí tự nhiên tuyệt vời nhất từng được thiết kế cho xe thương mại. Nó là động cơ V12 nạp khí tự nhiên cho xe dân dụng có vòng tua cao nhất, tỷ lệ công suất/dung tích lớn nhất, nhẹ nhất và nhạy nhất từng được chế tạo". Không đi theo các xu hướng hiện tại, GMA muốn đem tới cho T.50 trải nghiệm lái thuần chất nhất. Đó là lý do chiếc xe hoàn toàn không sử dụng kết hợp mô-tơ điện hay các biện pháp nạp khí cưỡng bức. Để vắt kiệt hiệu năng của cỗ máy V12 sau lưng, người lái sẽ phải kéo tua cao sau đó cắt côn, chuyển số và lặp lại điều đó với các cấp số tiếp theo - đó là cách lái của một chiếc xe thể thao cổ điển. Trong khi đó nhiều hypercar hiện tại đạt tốc độ cao đơn giản như trong game. Đó không phải là điều gì đó tồi tệ, nhưng không phải là thứ Murray muốn trên chiếc xe tối thượng của ông. GMA T.50: Giấc mơ có thật của một bộ óc thiên tài trong làng Thiết kế xe hơi ảnh 12  T.50 "không bao giờ có hộp số ly hợp kép" - ông nói. Ngay từ đầu, Murray đã xác định phải trang bị cho nó hộp số sàn tuần tự của Xtrac. "Chiếc xe hàng ngày của tôi là Alpine A110. Nó là một chiếc xe bé nhỏ lộng lẫy, nhưng nó chỉ có hộp số DCT mà không có phiên bản số sàn. Tôi chỉ để nó ở chế độ tự động vì sự chuyển số chẳng đem lại cảm giác gì. Nó không liên quan tới bạn ở bất kỳ hình thức nào. Nó đem lại cảm giác như chỉ đơn thuần bật tắt một công tắc điện".
Vậy cuối cùng làm sao Murray lại chuyển từ số sàn tuần tự sang loại có cửa số hình chữ H? Câu trả lời là vì khách hàng. Vào năm 2018 khi T.50 mới được công bố, một số vị khách tiềm năng đã liên hệ Murray với đề nghị sản xuất nó với số sàn. "Ngày càng nhiều người với bộ sưu tập siêu xe và xe cổ lớn, họ đã quay trở lại với những chiếc Porsche 911 cổ vào cuối tuần để có một chút niềm vui. Những chiếc siêu xe ngày càng to và rộng hơn, khó nhìn ra phía sau hơn, tất cả đều chuyển số bằng nút bấm và chúng không tạo đủ cảm giác gắn bó".

"Ông có thể làm ơn cân nhắc về cửa số chữ H? Ồ, câu nói đó như âm nhạc đối với tôi!" - Murray nhớ lại.

Vậy cái gì đã dẫn tới chiếc T.50 ngày nay? GMA T.50: Giấc mơ có thật của một bộ óc thiên tài trong làng Thiết kế xe hơi ảnh 13  Quay trở lại năm 2014 trong một cuộc phỏng vấn, Gordon Murray từng thừa nhận rằng ông không đánh giá cao "tam hoàng" hypercar Ferrari La Ferrari - McLaren P1 - Porsche 918 Spyder vào thời đó. Và ông đang cân nhắc tạo ra một phiên bản "remix" của McLaren F1, một chiếc xe tối thượng"

"Tôi có một khao khát tạo ra một siêu xe nữa, và tôi sẽ không thể nếu như những con quái vật hybrid nặng tới 1 tấn rưỡi này không xuất hiện. Tôi đã có thể dừng lại với F1. Nhưng bây giờ đã có thêm một luận điểm cần được chứng minh: đó là bạn vẫn có thể tạo ra một chiếc xe tuyệt vời cho người lái chỉ với động cơ đốt trong và kỹ thuật thuần chất". GMA T.50: Giấc mơ có thật của một bộ óc thiên tài trong làng Thiết kế xe hơi ảnh 14  Sự phát triển của công nghệ trong khoảng trên dưới 30 năm qua cũng giúp T.50 trở thành một phiên bản siêu xe thực dụng hơn của F1. Chỉ tính riêng công nghệ sợi carbon cũng đủ phát triển tới mức cho phép nó đạt được độ cứng xoắn lớn hơn gấp đôi, trong khi có khung nhẹ hơn 50kg. Murray đã không chỉ chứng minh rằng ông có thể tạo ra một chiếc F1 tốt hơn, mà còn cho thấy mọi hãng siêu xe khác đang chinh phục tốc độ theo hướng sai lầm. GMA T.50: Giấc mơ có thật của một bộ óc thiên tài trong làng Thiết kế xe hơi ảnh 15  "Tôi đã lái mọi siêu xe hiện tại trên đường đua và một số khác trên cả đường trường. Và tôi phải nói rằng ngày nay, gần như tất cả trong số chúng đều có hiệu năng hơn McLaren F1. Nhưng sau khi lái tất cả, không có chiếc xe nào đem tới cảm giác mạo hiểm và tinh thần như F1 đem tới. Bạn có cảm giác gần như tất cả mọi người đều lái được chúng. Chúng đã làm tất cả cho bạn. Không có chiếc xe nào cho âm thanh hấp dẫn. Không có chiếc xe nào đem tới độ nhạy chân ga như F1 vì A) chúng quá nặng, và B) chúng đều có động cơ tăng áp, gần như tất cả chúng". GMA T.50: Giấc mơ có thật của một bộ óc thiên tài trong làng Thiết kế xe hơi ảnh 16  "Tôi đã bắt đầu suy nghĩ vào khoảng 2017/2018: 'Tại sao không có ai tiếp tục áp dụng công thức đó?'. Và tôi nghĩ rằng có thể ngay cả khi họ hiểu được công thức - công thức đó vượt qua cả cấu hình 3 ghế ngồi, trọng lượng nhẹ, V12... - họ đang làm việc trong một công ty với các bộ phận khác nhau, đồng nghĩa với việc họ không thể đem tới một thứ thực sự độc đáo cho chiếc xe đó. Không có ai làm những thứ mà chúng tôi đang làm". GMA T.50: Giấc mơ có thật của một bộ óc thiên tài trong làng Thiết kế xe hơi ảnh 17  GMA đã rã tung chiếc Alpine A110 của Gordon để làm cơ sở tham chiếu cho T.50. "Nó có mọi thứ cơ bản rất chuẩn" - Murray nhận xét. Nếu như T.50 có thể đem tới cảm giác lái của xe thể thao thuần chất như A110 trong khi "so găng" được với các siêu xe khác về tốc độ, nó có thể trở thành chiếc xe mơ ước vĩnh viễn.

Điều gì sẽ xảy ra sau T.50?

Giống như F1 trước đó, T.50 sẽ sớm được đưa ra đường đua. "Ừ, tôi rất thích được đua với nó" - Murray khẳng định. "Chúng tôi sẽ làm 100 chiếc xe cho đường phố và 25 chiếc cho đường đua. Chúng sẽ giống như chiếc (McLaren F1) GTR hơn là xe đua chuyên nghiệp. Và tôi đang nói chuyện với một vài người ở thời điểm hiện tại về một giải đua riêng, nó sẽ rất vui".

GMA T.50: Giấc mơ có thật của một bộ óc thiên tài trong làng Thiết kế xe hơi ảnh 18  Không còn gì nghi ngờ, có thể khẳng định chắc chắn rằng T.50 là chiếc hypercar thú vị nhất từng được tạo ra sau hàng thập kỷ vừa qua. Nó vừa là sự quay trở lại thời kỳ khởi nguyên của xe thể thao, vừa là một ý tưởng cách mạng. GMA thậm chí còn không công bố các thông số như thời gian tăng tốc 0-100km/h hay tốc độ tối đa của chiếc xe, vì những điều đó là vô nghĩa. Tiêu điểm của T.50 là cảm giác lái. GMA T.50: Giấc mơ có thật của một bộ óc thiên tài trong làng Thiết kế xe hơi ảnh 19  Với một chiếc xe khiến MX-5 nặng như một gã sumo khi đem so sánh và mạnh hơn cả Porsche 911 Turbo, chúng ta đã tiến tới chân trời. Mọi chiếc siêu xe với động cơ đốt trong khác sẽ vĩnh viễn bị hút vào lỗ đen - chính là cái bóng của T.50.

Theo NgheNhinVietNam

Nguồn: https://nghenhinvietnam.vn/xe-doi-song/gma-t50-giac-mo-co-that-cua-mot-bo-oc-thien-tai-trong-lang-thiet-ke-xe-hoi