Công nghệ

Những thành tựu công nghệ xe hơi nổi bật năm 2017 (P2)

 Năm 2017 ghi nhận rất nhiều thành tựu phát triển về công nghệ kỹ thuật trong lĩnh vực ô tô. Cùng Xedoisong.vn điểm lại những công nghệ nổi bật.

Xe dùng động cơ đốt trong

Kể từ ngành sản xuất xe hơi được hình thành, việc chế tạo những mẫu xe có tốc độ tối đa gần như trở thành điều mà mỗi nhà sản xuất đều muốn hướng đến. Lịch sử ngành ô tô thế giới đã chứng kiến rất nhiều kỷ lục về tốc độ được lập ra và liên tục bị phá bỏ, đẩy giới hạn tốc độ mà một chiếc xe thương mại có thể đạt được ngày càng cao.

Tuy nhiên, hiện chỉ có một vài nhà sản xuất với đa số là những hãng sản xuất siêu xe còn tham gia “cuộc chạy đua không hồi kết” này, có thể kể đến như Lamborghini, Ferrari, Bugatti, McLaren, Hennessey hay Koenigsegg. 

Những thành tựu công nghệ xe hơi nổi bật năm 2017 (P2) ảnh 1  Chiếc Koenigsegg Agera RS 2017 đang là chiếc xe thương mại nhanh nhất thế giới, tốc độ 446,97 km/h theo kỷ lục Guiness.   Hiện tại, kỷ lục tốc độ nhanh nhất của một chiếc xe thương mại thuộc về siêu xe Koenigsegg Agera RS 2017, với tốc độ trung bình 2 lượt chạy là 446,97km/h. Bên cạnh đó, chiếc Koenigsegg Agera RS 2017 có khả năng tăng/giảm tốc 0-400-0km/h chỉ trong 33,29 giây, qua đó phá cũng phá kỷ lục được Bugatti Chiron lập ra trước đó vào tháng 9/2017. Koenigsegg Agera RS 2017 được trang bị gói nâng cấp của One:1, đi kèm khối động cơ V8 5.0 lít có thể sản sinh công suất 1.360 mã lực và mô-men xoắn 1.371 Nm. Những thành tựu công nghệ xe hơi nổi bật năm 2017 (P2) ảnh 2  Bên cạnh kỷ lục tốc độ mới được lập ra trong năm 2017 thì lĩnh vực chế tạo động cơ cũng có nhiều chuyển biến tích cực với nhiều công nghệ tăng áp trên động cơ được các hãng phát triển và áp dụng. Nổi bật trong số đó là động cơ VC turbo ứng dụng công nghệ biến đổi tỉ số nén Variable Compression ratio (VC) được hãng Infiniti (thương hiệu xe sang của Nissan) nghiên cứu và phát triển. Những thành tựu công nghệ xe hơi nổi bật năm 2017 (P2) ảnh 3  Công nghệ Variable Compression ratio (VC) cho phép động cơ VC turbo biến đổi tỉ số nén.  Công nghệ này được áp dụng trên chiếc Infiniti QX50 2018, cho một khối động cơ có 2 tỉ số nén hoàn toàn khác nhau đã được sản xuất hàng loạt. Cụ thể là động cơ xăng I4 2.0 lít có 2 tỉ số nén hoàn toàn khác nhau là 8:1 và 14:1. Điều này giúp tối ưu hóa khả năng làm việc của động cơ, khi đảm bảo cả 2 yếu tố là hiệu năng cao và tính tiết kiệm nhiên liệu cho xe, tùy thuộc vào từng điều kiện vận hành. Những thành tựu công nghệ xe hơi nổi bật năm 2017 (P2) ảnh 4  Infiniti QX50 2018 là chiếc xe đầu tiên trang bị động cơ biến đổi tỉ số nén.  Ngoài ra, một công nghệ động cơ đốt trong nổi bật khác trong năm 2017 là công nghệ nổ máy không cần bu-gi cho động cơ xăng Skyactiv-X của Mazda. Công nghệ này có tên gọi khởi động nổ đồng nhất HCCI (Homogenous Charge Compression Ignition). Theo đó, các kỹ sư của Mazda cho biết họ đã tính toán lại thời điểm phun xăng, tăng tỉ số nén để tạo hỗn hợp hòa khí-nhiên liệu tối ưu, kích nổ mà không cần bugi châm lửa. Những thành tựu công nghệ xe hơi nổi bật năm 2017 (P2) ảnh 5  Công nghệ này tương tự như cách vận hành truyền thống của động cơ diesel. Tuy nhiên, động cơ xăng Skyactiv-X vẫn chưa thể lý tưởng hóa như động cơ diesel vì trong một số trường hợp, vẫn cần tới sự xuất hiện của bugi. Vì vậy, mỗi xi-lanh vẫn được gắn một bugi và đánh lửa khi cần, theo tính toán của bộ điều khiển. Hệ thống được gọi là Khởi động kiểm soát đánh lửa SCCI (Spark Controlled Compression Ignition). Những thành tựu công nghệ xe hơi nổi bật năm 2017 (P2) ảnh 6

Tính năng, xu hướng công nghệ mới trên xe hơi

Trong năm 2017, các xu hướng công nghệ điển hình là các tính năng mới từ ý tưởng những năm trước đã được triển khai, cải tiến và ứng dụng trên xe hơi có thể kể đến như: công nghệ giao tiếp tự động giữa các xe với nhau (V2V) hay giữa xe và cơ sở hạng tầng (V2I), kết nối Bluetooth thông minh, giao dịch mua hàng bằng Apple CarPlay hay Android Auto, công nghệ xoá điểm mù, công nghệ hiển thị kính lái HUD mới, giao tiếp bằng giọng nói... 

Những thành tựu công nghệ xe hơi nổi bật năm 2017 (P2) ảnh 7  Sư giao tiếp thông minh giữa xe và xe (V2V) hay xe với mạng lưới giao thông (V2I) sẽ là xu hướng tương lai.  Trong đó, đối với công nghệ giao tiếp giữa các xe với nhau (V2V) nổi bật là công nghệ của Mercedes-Benz, mà hãng gọi là (Car-to-X). Hệ thống được giới thiệu lần đầu năm 2013, tuy nhiên công nghệ này được áp dụng lần đầu trên chiếc Mercedes-Benz E-Class 2017. Công nghệ này có tác dụng phát hiện và cho phép hai xe giao tiếp với nhau trong khoảng cách ngắn, khi đó các thông tin về điều kiện đường sá, thời tiết, vị trí và tình trạng của những xe khác sẽ được lưu trữ trong trung tâm trao đổi riêng của tập đoàn Daimler dựa trên thuật toán đám mây. Những thành tựu công nghệ xe hơi nổi bật năm 2017 (P2) ảnh 8  Hệ thống giao tiếp thông minh giữa các xe Car to X của Mercedes-Benz.

Tương tự, hãng General Motor cũng sử dụng phương thức giao tiếp tần số ngắn (DSRC) với tốc độ cao, độ trễ thấp để liên lạc với nhau. Hiện tại, tính năng này có trên chiếc Cadillac CTS 2017, bộ đôi Cadilac XTS và ATS 2018.

Một hướng khác của công nghệ giao tiếp thông minh là sự kết nối giữa xe và cơ sở hạng tầng (V2I), đã được các kĩ sư mảng công nghệ di chuyển của Ford tại châu Á thử nghiệm công nghệ cho phép các phương tiện có thể kết nối với cơ sở hạ tầng giao thông. 

Những thành tựu công nghệ xe hơi nổi bật năm 2017 (P2) ảnh 9  Ford đã thử nghiệm hệ thống giao tiếp giữa xe với mạng lưới giao thông (V2I) tại Thượng Hải.

Ford gọi hệ thống này là Tư vấn tốc độ tối ưu (TLOSA), vận hành dựa trên các máy giám sát đặt ven đường và máy truyền tín hiệu được tích hợp trong hệ thống đèn và biển báo giao thông. Tại đây, hệ thống cơ sở hạ tầng sẽ trực tiếp chia sẻ dữ liệu về tình trạng giao thông với các phương tiện tham gia giao thông, các cung đường phía trước, xác định tốc độ phù hợp mà lái xe nên duy trì, từ đó giảm thời gian dừng chờ đèn đỏ trên lộ trình tham gia giao thông.

Đối với kết nối Bluetooth, bên cạnh những tính năng cơ bản như kết nối điện thoải rảnh tay, chơi nhạc từ điện thoại thì các nhà sản xuất xe hơi đã cho phát triển các tính năng mới lạ khác. Ví dụ, trong kết nối Bluetooth của chiếc Chevrolet Bolt đã có thể tự động phát hiện điện thoại thông minh của người dùng, khi cài ứng dụng Keypass. Điều này cho phép bạn luôn kết nối với chiếc xe thông qua ứng dụng của xe hơi. Ngoài ra, chủ sở hữu có thể thực hiện những thao tác khác như kiểm tra mức điện năng của xe, khởi động xe và điều kiện bật tắt máy lạnh trong cabin trước khi ngồi vào xe.

Những thành tựu công nghệ xe hơi nổi bật năm 2017 (P2) ảnh 10  Tính năng này cũng được Tesla trang bị trên chiếc Tesla Model 3 trong năm nay, với tên gọi Bluetooth Low Energy (or LE) tính năng này có thể sử dụng tên điện thoại Iphone kể từ phiên bản 4S. Hãng Volvo cũng có kế hoạch sử dụng kết nối Bluetooth để thay thế các chìa khoá của xe bằng điện thoại thông minh. Cho phép mở khoá và khởi động xe thông qua Bluetooth. Những thành tựu công nghệ xe hơi nổi bật năm 2017 (P2) ảnh 11  Như vậy, với sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đặc biệt là ứng dụng trí thông minh nhân tạo AI vào xe hơi và ngành công nghiệp sản xuất ô tô nói chung. Trong tương lai không xa, các hãng sản xuất ô tô sẽ cho ra đời những chiếc xe an toàn hơn, thông minh hơn có thể tự lái hoàn toàn và đóng vai trò là trợ lý thực thụ cho con người, Hãy thường xuyên theo dõi xedoisong để tìm hiểu những công nghệ mới nhất sẽ diễn ra trong năm 2018. 

Theo NgheNhinVietNam

Nguồn: https://nghenhinvietnam.vn/xe-doi-song/nhung-thanh-tuu-cong-nghe-xe-hoi-noi-bat-nam-2017-p2