Tư vấn tiêu dùng

Những lưu ý quan trọng khi chọn mua mũ bảo hiểm cho biker

Không phải chiếc mũ bảo hiểm nào cũng giống nhau: ngoài kiểu dáng và độ vừa vặn với đầu, bạn nên tìm hiểu về các tiêu chuẩn an toàn và hạn sử dụng của mũ.

Mũ bảo hiểm là trang bị bảo hộ thiết yếu nhất - xét cả trên phương diện bảo vệ an toàn và tuân thủ pháp luật. Một chiếc mũ bảo hiểm về cơ bản chỉ là lớp xốp được gắn vào trong lớp vỏ bên ngoài, với một lỗ lớn được khoét ở phía trước để bạn có thể nhìn ra ngoài.

Những lưu ý quan trọng khi chọn mua mũ bảo hiểm cho biker ảnh 1  Mặt cắt của một chiếc mũ bảo hiểm Arai.

Trên thực tế, sự “cơ bản” này phức tạp hơn nhiều. Loại xốp Styrofoam dành cho mũ bảo hiệm được tạo ra từ nhiều lớp khác nhau với độ dày và độ đặc được tính toán chính xác để làm hãm chậm lại gia tốc của đầu bạn khi va chạm. Lớp xốp này được gắn vào vỏ mũ làm từ vật liệu nhựa bền chắc nhưng lại mềm dẻo để ngăn cản khả năng đâm xuyên, phân tán lực va chạm và hấp thụ xung lực bằng độ dẻo dai. Kính mũ bảo hiểm bạn được kiểm tra bằng cách bắn viên bi thép với tốc độ 150km/h.

Những lưu ý quan trọng khi chọn mua mũ bảo hiểm cho biker ảnh 2

Ngay cả khi chúng chất lượng, chúng vẫn chỉ là đồ bảo hộ đơn giản. Câu “Tiền nào của nấy” không thực sự đúng khi chọn mua mũ bảo hiểm. Nhiều thí nghiệm độc lập đã chỉ ra rằng mũ bảo hiểm ít tiền có thể an toàn như những chiếc đắt tiền nhất, và trong một số trường hợp thậm chí an toàn hơn. Thay vì lo lắng về việc bỏ tiền cho một thương hiệu yêu thích, hãy lo nhiều hơn về sự phù hợp và đáp ứng tiêu chuẩn an toàn của mũ bảo hiểm.

Những lưu ý quan trọng khi chọn mua mũ bảo hiểm cho biker ảnh 3

Có thể so sánh việc các biker chọn mũ bảo hiểm giống như chị em chọn áo lót vậy – có đủ hình dáng và kích thước để chọn, nhưng quan trọng nhất đó là nó vừa vặn và phù hợp với bạn. Chúng tôi đã từng nói chi tiết về cách chọn mũ bảo hiểm, và sau đây sẽ là một số tiêu chuẩn toàn cầu để chứng nhận độ an toàn của một chiếc mũ.

Những lưu ý quan trọng khi chọn mua mũ bảo hiểm cho biker ảnh 4

Tiêu chuẩn pháp lý tối thiểu để mũ đạt tiêu chuẩn tại Mỹ là DOT- bạn sẽ thấy một nhãn dán có chữ ở phía sau của bất kỳ mũ bảo hiểm tiêu chuẩn nào. Nhưng đó chỉ là tiêu chuẩn rất rất tối thiểu. Hai tiêu chuẩn cao hơn DOT sẽ làm bạn tốn tiền hơn. Chuẩn Snell M2010 được Shoei và Arai tự đặt ra để thử nghiệm và khiến bạn nghĩ rằng những chiếc mũ bảo hiểm của họ bán ra an toàn hơn - không hẳn là như vậy. Cách thức cơ bản để thử nghiệm và xét duyệt mũ bảo hiểm theo tiêu chuẩn này rất đơn giản: đó là mô phỏng hai lực tác động lớn tương đương nhau. Và điều đó chưa đủ để mô phỏng các điều kiện va chạm trong thực tế.

Những lưu ý quan trọng khi chọn mua mũ bảo hiểm cho biker ảnh 5  Những chiếc mũ đạt chuẩn ECE22.05 thường sẽ đồng thời đạt luôn chuẩn DOT.

Đó là lý do khiến chuẩn ECE22.05 của châu Âu được đề ra, được thiết kế để đánh giá độ an toàn của một chiếc mũ sau 1 cú va chạm với lực lớn, nối liền theo là các va chạm nhỏ hơn. Đây là tiêu chuẩn đáng được lưu tâm, do đa phần các tai nạn tốc độ cao sẽ khiến người lái va chạm mạnh xuống đất rồi sau đó lăn nhiều vòng trên đường cho đến lúc dừng lại.

Những lưu ý quan trọng khi chọn mua mũ bảo hiểm cho biker ảnh 6

Bạn sẽ mua được một chiếc mũ nhẹ hơn, mềm hơn, an toàn hơn một chút nếu được sản xuất theo tiêu chuẩn ECE 22.05. Icon. AGV, Schuberth và nhiều thương hiệu uy tín khác đều tuân theo tiêu chuẩn này. Các tay đua Moto GP và SBK trước đây cũng đều đội mũ tiêu chuẩn ECE trước khi tiêu chuẩn FRHPhe của Liên đoàn đua xe Thế giới được áp dụng vào tháng 6 năm nay. Ngoài ra còn rất nhiều các tiêu chuẩn an toàn cho mũ bảo hiểm khác được đưa ra như Kitemarks, E-marks, ACU Golds, SHARP, Snell... nhưng bạn có thể tự tin rằng một chiếc mũ chuẩn ECE sẽ bảo vệ tốt phần đầu của mình.

Và hãy cố gắng đội mũ loại cả đầu hay lật hàm, vì theo một nghiên cứu của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), 45% tất cả các tác động đến đầu trong những vụ tai nạn xe máy xảy ra với vùng mặt. Mũ bảo hiểm cả mặt không làm giảm tầm nhìn của bạn, tầm nhìn tối thiểu của mũ có thể cho phép là 105 độ sang hai bên. Con người chúng ta chỉ có thể nhìn đến 90 độ. Nếu bạm cẩm thấy ngột ngạt trong chiếc mũ fullface, chỉ cần bạn thích nghi dần và làm quen với nó một thời gian ngắn.

Những lưu ý quan trọng khi chọn mua mũ bảo hiểm cho biker ảnh 7  Icon Airmada.

Mũ bảo hiểm yêu thích của tôi tại thời điểm hiện tại là Icon Airmada (180 USD - 4,1 triệu đồng). Được sản xuất theo tiêu chuẩn ECE 22.05, nó an toàn như những chiếc mũ khác và đó là chiếc mũ bảo hiểm thông thoáng nhất mà tôi từng đội - bất kể với mức giá nào. Nó cũng thoải mái, có kích thước bên ngoài tương đối mỏng, nhẹ đáng kể và đặc biệt ổn định về mặt khí động học. “Chi bạo” hơn số tiền đó có thể giúp bạn kiếm được mũ có nhiều công năng hơn, có họa tiết đẹp mắt và thương hiệu tên tuổi hơn. Nhưng nó chưa chắc là một chiếc mũ phù hợp với bạn.

Những lưu ý quan trọng khi chọn mua mũ bảo hiểm cho biker ảnh 8

Mũ bảo hiểm có tuổi thọ từ 5-7 năm kể từ ngày sản xuất. Sau thời gian đó, keo liên kết các lớp xốp với nhau và với lớp vỏ bắt đầu xuống cấp, làm giảm tính an toàn của chúng. Khi chọn mua, bạn hãy lưu ý kiểm tra thời gian sản xuất ở các decal hay tem mác bên trong lòng mũ. Mũ bảo hiểm cũng được thiết kế mà không tính tới việc tái sử dụng, do cấu trúc của chúng đã bị tổn hại nghiêm trọng để bảo vệ bạn khỏi chấn thương. Chính vì vậy sau khi đã trải qua một tai nạn liên quan tới vùng đầu và tránh khỏi chấn thương nhờ mũ bảo hiểm, hãy vứt chiếc mũ cũ đi và mua chiếc mới.

Theo NgheNhinVietNam

Nguồn: https://nghenhinvietnam.vn/xe-doi-song/nhung-luu-y-quan-trong-khi-chon-mua-mu-bao-hiem-cho-biker