Nhịp sống

Khám phá giải đua “lên trời” Pikes Peak

Pikes Peak International Hill Climb Championship (PPHICC) là một trong những giải đua khắc nghiệt nhất hành tinh, thử thách không chỉ kĩ năng và ý chí của người điều khiển, mà còn là thách thức lớn đối với bất cứ nhà sản xuất xe thể thao nào trên thế giới.

"PPHICC - Đường đua tới những đám mây" là một trong những giải đua khắc nghiệt nhất hành tinh

Pikes Peak International Hill Climb (PPIHC), còn được biết đến rộng rãi với tên gọi: “Race to the Clouds - cuộc đua tới những đám mây”, là cuộc đua thường niên được tổ chức tại Colorado, Mỹ. Với những kẻ mộ điệu, IomTT có thể là cột mốc vinh quang nhất, nhưng với những nhà sản xuất động cơ, Pike’s Peak Hill Climb mới là nơi quyết định tất cả. 

Nói vậy bởi đây là một trong những đường đua khắc nghiệt nhất hành tinh, và là đường đua lâu đời thứ hai tại Mỹ. Cuộc đua đầu tiên được tổ chức vào năm 1916 và ngay lập tức được đặt tên: “Race To The Clouds”-“Cuộc đua tới những đám mây”.

Với quãng đường 20km, nhưng đường đua này có tới 156 khúc cua bắt đầu từ độ cao 2900m lên đến đỉnh ở độ cao 4300m so với mực nước biển

Với quãng đường 20km nhưng có tới 156 khúc cua bắt đầu từ độ cao 2900m lên đến đỉnh ở độ cao 4.300m so với mực nước biển. Nói đây là cuộc đua khắc nghiệt hàng đầu bởi chính độ cao của nó. Càng lên cao, không khí loãng gây ra sự thiếu oxy, và điều này không chỉ ảnh hưởng tới người điều khiển mà cả hiệu suất động cơ do không khí là một phần của hỗn hợp nhiên liệu cháy.

Đây là cuộc đua thử thách không chỉ những tay nài mà còn cả những nhà sản xuất động cơ tham dự giải đấu

Thông thường các tay đua sẽ bị mỏi cơ rất nhanh, chóng măt, buồn nồn và thậm chí bị ngất do thiếu oxy, với chiếc xe khi vượt qua độ cao 2.900m, đến khi đạt đến đỉnh núi 4.300m, động cơ sẽ bị giảm khoảng 30% hiệu suất so với lúc đầu, và có những chiếc không thể hoàn thành chặng đua. Bởi vậy, hoàn thành cuộc đua thực sự đã là một sự thành công.

Pikes Peak là tên của đỉnh cao nhất trên dãy núi Rocky - với tổng chiều dài dãy núi 12,42 dặm (19,99 km) và cũng là đích đến của cuộc đua này tính từ điểm xuất phát mang tên Bảy Dặm nằm trên cao tốc Pikes Peak.

Điểm xuất phát mang tên 7 dặm, tương ứng với độ cao của nó

Đường đua hầu như chỉ có đất đá, tuy nhiên vào tháng 8 năm 2011, đường cao tốc dẫn tới đỉnh núi do Spencer Penrose đề xuất và thực hiện được hoàn thiện và đưa vào sử dụng, khiến cuộc đua trở nên hấp dẫn hơn với sự tham gia tranh tài của rất nhiều mẫu xe hiệu suất cao.

Pike Peak quy tụ nhiều tay lái xuất sắc đến từ khắp nơi trên thế giới, với sự tham gia của không chỉ các tay đua chuyên nghiệp, mà ngay cả cánh nhà báo “máu pha xăng” hay các tay lái nghiệp dư đam mê chinh phục, từ 2 bánh đến 4 bánh đều tham gia. Trung bình có tới 130 tay lái tham gia so tài mỗi năm, cạnh tranh gay gắt ở chín nội dung khác nhau.

Ducati với Multistrada Pikes Peak là một trong những kiểu dự án thường xuyên xuất hiện tại giải đua này Năm 2011 là năm đặt dấu mốc tất cả mặt đường quanh dãy núi Rocky đều được trải nhựa hoàn thiện, tạo điều kiện cho hàng loạt kỉ lục mới “thi nhau” được thiết lập, thậm chí có tới 3 kỉ lục nối tiếp nhau chỉ trong 1 ngày thi đấu vào năm 2012.

Đó cũng là thời điểm các nhà tài trợ thể thao bắt đầu nhận thấy tiềm năng của giải đua này và bắt đầu vào cuộc, mở ra thời kì phát triển mạnh nhất của Pike Peak kể từ 1916. Mặc dù không ít lần các cuộc đua ở đây bị trì hoãn do điều kiện khí hậu thất thường hay do hoạt động của núi lửa.

Các thể thức đua ở PPIHC rất phong phú, mỗi thể thức lại có nhiều hạng mục khác nhau, đặc biệt với sự phát triển của khoa học công nghệ, đến năm 2015 đã chính thức có mặt thể thức dành riêng cho xe điện. 

Hầu hết các thể thức đua so kè nhau bằng cách tính thời gian thay vì ganh đua trực tiếp rất dễ dẫn đến tai nạn bởi cung đường ở dãy Rocky vốn đã quá nguy hiểm.

Chiếc xe nằm trong dự án kết hợp giữa nhà sản xuất motor Victory của Mỹ và nhà độ danh tiếng Roland Sands Design mang tên Project 156 (là con số khúc cua của đường đua này)

Pikes peak cũng là nơi chứng kiến những công nghệ vượt trội trong chế tạo động cơ đốt trong. Từ Ducati với chiếc Multistrada 1200 Pikes Peak cho tới sự kết hợp của Victory và bậc thầy thiết kế, chế tạo xe Roland Sands với Project 156, thi nhau chinh phục đỉnh cao với thời gian ngày càng rút ngắn. Đây cũng là nơi chứng kiến những chiếc xe 4 bánh mang sức mạnh hàng nghìn mã lực tranh tài tại các thể thức đua khác.

Những cỗ máy 4 bánh chuyên nghiệp hàng nghìn mã lực luôn là một hình ảnh quen thuộc trên đường chạy Pikes Peak Thiết kế một chiếc xe thi đấu có thể vận hành ở độ cao trên 3.000m là một nhiệm vụ hết sức khó khăn ngay cả với những đội nghiên cứu hàng đầu. Độ cao là một thử thách nguy hiểm chết người đối với bất kỳ phương tiện đường bộ nào. Không khí loãng sẽ bóp ngẹt động cơ đốt trong, gây khó khăn cho hệ thống tản nhiệt và đòi hỏi xe phải có các cánh gió khí động học để nép sát, ép chặt xuống mặt đường. 

Như đã nói, càng lên cao, chiếc xe sẽ càng có những biến đổi khó lường, bởi công suất xe có thể mất từ 10-30%, thậm chí nhiều hơn do ảnh hưởng của sự thiếu oxy trong không khí nạp. Đó là lí do, những chiếc xe tham gia tranh tài tại giải đua này có những vũ khí bí mật. Một hệ thống nạp khí có tốc độ cao để bù lại độ loãng oxy, hệ thống trữ khí hay hệ thống tạo khí có nồng độ oxy tiêu chuẩn giúp xe không hao hụt công suất sẽ được tùy biến trên mỗi xe thi đấu.

Những chiếc xe đua tại Pikes Peak luôn phải đối đầu với kẻ thù tự nhiên nguy hiểm nhất - sự thiếu oxy khi ở trên cao Chưa kể tới việc thường xuyên di chuyển với tốc độ cao và thay đổi áp suất độ cao đột ngột sẽ khiến cho người lái mệt mỏi, dễ buồn ngủ hay rơi vào trạng thái hôn mê dẫn đến tai nạn. Thực tế đã có nhiều tai nạn như đâm xuống vực, mất lái hay những sự cố như hư hỏng xe, cấp cứu do tụt huyết áp… xảy ra ở đây.

PPIHC không chỉ là giải đua tính thời gian có tốc độ đua leo đường đèo cao bậc nhất thế giới mà còn là giải đua đòi hỏi công nghệ chế tạo xe cũng như thể lực người lái khắc nghiệt nhất. Mỗi một chiến thắng sẽ là niềm tự hào vô cùng lớn không chỉ cho cá nhân tay đua mà còn cho cả đội đua và các nhà sản xuất  tài trợ.

Giải đua tròn 100 tuổi vào năm 2016 này là một trong những giải đua có truyền thống lâu đời và danh giá nhất trên thế giới Với 99 năm tổ chức thường niên, đây cũng là 1 trong các giải đua danh giá không hề thua kém gì IoMTT hay hệ thống giải đua Dakar.

Theo NgheNhinVietNam

Nguồn: https://nghenhinvietnam.vn/xe-doi-song/kham-pha-giai-dua-len-troi-pikes-peak