Xe mới

“Cá lớn nuốt nhau“: thị trường xe hơi Thế giới sắp biến động khi 2 tập đoàn này sáp nhập

Theo thông tin mới nhất, hai tập đoàn xe hơi hàng đầu thế giới là FCA và PSA đã đồng ý với các điều khoản cho một thương vụ sáp nhập.

Vào cuối tháng 10, hai bên đã đưa ra thông báo về thương vụ này. Trong đó, tỷ lệ cổ phần mỗi bên nắm giữ là ngang bằng nhau. Tuy nhiên, CEO của PSA là ông Carlos Tavares sẽ là lãnh đạo tối cao của liên minh này. Hơn nữa, PSA sẽ đóng góp 6 thành viên vào ban quản trị trong khi FCA là 5. Điều đó đồng nghĩa với việc tập đoàn xe hơi nước Pháp sẽ nắm giữ quyền đưa ra quyết định. Sau khi sáp nhập, toàn bộ 14 thương hiệu xe của cả 2 tập đoàn đều được giữ lại.

Khi thương vụ sáp nhập này hoàn tất, một thế lực mới sẽ chính thức xuất hiện, đứng thứ 4 thế giới về doanh số. Siêu tập đoàn này khi đó sẽ bao gồm 15 thương hiệu con. Theo thống kê từ Jato Dynamics, PSA và FCA đã cán mốc 4,2 triệu xe trong nửa đầu năm nay, tức là chỉ thua VW Group, Toyota và liên doanh Renault-Nissan-Mitsubishi. GM hay Hyundai Group cũng phải xếp dưới. 

“Cá lớn nuốt nhau“: thị trường xe hơi Thế giới sắp biến động khi 2 tập đoàn này sáp nhập  ảnh 1 Toàn bộ các thương hiệu và tình hình kinh doanh của FCA và PSA trong năm 2018    Trong thông cáo chung, cả FCA và PSA đều tin rằng thành quả từ vụ sáp nhập sẽ tạo ra một thế lực đủ lớn mạnh để tận dụng các cơ hội và đối mặt với những thách thức trong kỷ nguyên mới. Trên thực tế, liên kết đã trở thành một xu thế tất yếu trong ngành công nghiệp xe hơi do hệ quả từ cuộc cách mạng xe điện và xe tự lái. Nó giúp các nhà sản xuất xe hơi giảm bớt các gánh nặng tài chính và hạn chế rủi ro sau những khoản đầu tư khổng lồ. “Cá lớn nuốt nhau“: thị trường xe hơi Thế giới sắp biến động khi 2 tập đoàn này sáp nhập  ảnh 2 Dù đang có lợi nhuận cao song FCA vẫn luôn theo đuổi một thỏa thuận sáp nhập suốt vài năm qua. Bởi vào năm 2015, cố CEO Sergio Marchionne đã từng đưa ra một cảnh báo rằng các nhà sản xuất xe hơi cần phải hợp nhất nhằm kiểm soát những chi phí phát triển không ngừng tăng mạnh. Kể từ thời điểm đó, FCA đã bị cự tuyệt không ít lần. Trong đó, lần thất bại mới nhất là trước Renault ngay trong năm nay.  “Cá lớn nuốt nhau“: thị trường xe hơi Thế giới sắp biến động khi 2 tập đoàn này sáp nhập  ảnh 3  May mắn là chỉ hơn 1 năm sau ngày mất, giấc mơ của Marchionne cuối cùng cũng trở thành hiện thực. Bằng việc chia sẻ các nền tảng và công nghệ cũng như kết hợp các nguồn lực, FCA và PSA có thể tiết kiệm một khoản lên tới 3,7 tỷ EUR hàng năm. Thậm chí, con số trên có thể đạt được mà không cần phải đóng cửa một số nhà máy – theo tuyên bố chung của hai bên. Đó là một điều mà PSA hoàn toàn có thể thực hiện nếu tái lập kỳ tích đã làm được với Vauxhall-Opel – những ‘đứa con’ từng gây ra không ít thiệt hại cho GM.  Trong năm ngoái, FCA có lợi nhuận trước thuế lên tới 7,3 tỷ EUR. Tuy nhiên, 85% số này đến từ thị trường Mỹ nhờ lượng nhu cầu rất lớn dành cho những chiếc bán tải của RAM và SUV của Jeep. Còn tại châu Âu, tập đoàn này lại trong tình cảnh vật lộn khi phải dựa hai mẫu xe đô thị Fiat 500 và Panda vốn có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn. Trong khi đó, hai thương hiệu cao cấp của FCA là Alfa Romeo và Maserati lại chưa thành công như mong đợi.  “Cá lớn nuốt nhau“: thị trường xe hơi Thế giới sắp biến động khi 2 tập đoàn này sáp nhập  ảnh 4 Felipe Munoz – chuyên gia phân tích tới từ Jato Dynamics nhận định rằng với sự giúp đỡ của PSA, sự yếu kém của FCA tại thị trường châu Âu sẽ được khắc phục. Ông cho rằng FCA có thể tận dụng nền tảng của Peugeot 208/Opel Corsa để tái thâm nhập phân khúc supermini với thế hệ mới của dòng Fiat Pinto. Tương tự, Tipo thế hệ mới có thể sử dụng nền tảng của Peugeot 308.  Thế nhưng, vấn đề lớn nhất của FCA lại nằm ở mạng lưới sản xuất của tập đoàn này tại Ý. Đây là nơi tọa lạc của 27 cơ sở sản xuất của FCA. Những nhà máy này thường hoạt động dưới công suất thiết kế nhưng lại có lượng nhân lực đông quá mức cần thiết. Nhưng thực trạng này lại được coi là đất diễn cho những kỹ năng của Carlos Tavares, thứ đã giúp ông xoay chuyển tình thế tại Vauxhall-Opel mà vẫn duy trì được hai nhà máy của Vauxhall tại Anh. Và người Ý đang trông chờ vào một điều tương tự sẽ được tái diễn ở đất nước hình chiếc ủng, nơi mà những chiếc Fiat, Alfa Romeo, Maserati và Jeep đang được sản xuất.   “Cá lớn nuốt nhau“: thị trường xe hơi Thế giới sắp biến động khi 2 tập đoàn này sáp nhập  ảnh 5 Ông Carlos Tavares   SUV và van sẽ trở thành hai mũi tấn công lợi hại nhất của liên minh FCA-PSA khi vụ sáp nhập được hoàn tất. Đây cũng là hai phân khúc sinh lời nhất hiện nay. Gã khổng lồ này khi đó sẽ trở thành nhà sản xuất xe van lớn nhất thế giới. Thống kê của Jato Dynamics chỉ ra doanh số xe van kết hợp của cả hai đã vượt ngưỡng nửa triệu chiếc trong 6 tháng đầu năm. Đồng thời, họ cũng sẽ đứng thứ ba trong phân khúc SUV với thành tích 1,5 triệu xe trong cùng kỳ. Trong khi đó, phân khúc sedan tầm trung (đứng thứ 14) sẽ cần được cải thiện rất nhiều nếu liên minh này muốn gia tăng sức ảnh hưởng, nhất là tại Trung Quốc. Một kỳ vọng khác cũng được đặt lên vai của Carlos Tavares là nâng tầm Maserati cũng như Alfa Romeo. Trong năm nay, FCA đã duyệt chi 5 tỷ EUR để thực hiện công cuộc điện hóa những chiếc Maserati và ra mắt các sản phẩm mới, bao gồm một mẫu xe thể thao. Bản thân PSA cũng công nhận Maserati và Alfa Romeo đều có tiềm năng phát triển rất lớn. Cách đây không lâu, PSA cũng đã công bố kế hoạch quay trở lại thị trường Mỹ sau nhiều năm vắng bóng. Và theo nhận định của tạp chí Forbes, thương vụ sáp nhập nói trên sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch của PSA. Còn Max Warburton, một chuyên gia phân tích tới từ Bernstein thì tin rằng châu Âu sẽ là khu vực quan trọng nhất của FCA-PSA. Trong khi đó, tình hình tại Trung Quốc cũng như hai thương hiệu Alfa Romeo và Maserati lại không có nhiều chuyển biến – vị này nhận định. 

Theo NgheNhinVietNam

Nguồn: https://nghenhinvietnam.vn/xe-doi-song/ca-lon-nuot-nhau-thi-truong-xe-hoi-the-gioi-sap-bien-dong-khi-2-tap-doan-nay-sap-nhap