Nhịp sống

Những vụ ồn ào quanh các nhà báo của Top Gear

Đấm đồng nghiệp, giễu cợt văn hóa nước khác, dùng lời lẽ phân biệt chủng tộc là những hành động gây tranh cãi của ngôi sao Jeremy Clarkson. Còn James May trước đây từng "chơi xỏ" Autocar.

Những vụ ồn ào quanh các nhà báo của Top Gear ảnh 1

Jeremy Clarkson vừa đấm một đồng nghiệp là nhà sản xuất chương trình chỉ vì chuẩn bị đồ ăn tối muộn sau một ngày quay hình mệt mỏi, khiến ông đang có khả năng hoặc sẽ bị sa thải hoặc sẽ chủ động rời khỏi Top Gear, một chương trình truyền nổi tiếng về xe của đài BBC với số lượng khán giả lên tới 350 triệu người trên toàn cầu.

Trước đó, Jeremy Clarkson từng có nhiều hành động và phát ngôn gây tranh cãi. Năm 2004, đài BBC đã buộc phải bồi thường cho hạt Sommerset 250 bảng Anh khi ông dùng chiếc Toyota Hilux đâm thẳng vào một gốc cây dẻ ngựa để thử tính năng an toàn của mẫu pick-up này.

Trong một kỳ phát sóng của Top Gear vào tháng 11 năm 2005, Jeremy Clarkson cũng bị chỉ trích dữ dội khi nhận xét thiết kế của chiếc Mini là “tinh hoa của Đức”, đóng giả cách chào của lính Đức quốc xã, đồng thời nhắc lại tội ác của Hitler và sự xâm lược của người Đức đối với Ba Lan thông qua việc thiết lập một hệ thống GPS trên lãnh thổ Ba Lan.

Jeremy Clarkson còn bị phản đối dữ dội về vấn đề kỳ thị người đồng tính, cũng như đã dùng những từ ngữ khiếm nhã để nói về Thủ tướng Anh lúc đó là Gordon Brown. Những vụ ồn ào quanh các nhà báo của Top Gear ảnh 2

Tháng 1 năm 2012, Cao Ủy Ấn độ thậm chí còn gởi văn thư phản đối chính thức tới đài BBC về những “ngôn từ vô vị” mà Clarkson đã dùng để giễu cợt văn hóa và con người Ấn Độ trong một kỳ phát sóng của Top Gear. Theo đó, trong chương trình đặc biệt kéo dài 90 phút và được phát sóng 2 lần vào đợt Giáng sinh năm 2012, ngôi sao này đã liên tục dùng những từ bỡn cợt để nói về ẩm thực, trang phục, nhà vệ sinh, tàu lửa và cả lịch sử Ấn Độ.

Trong một lần khác, Clarkson còn bị chỉ trích vì tư tưởng phân biệt chủng tộc khi lầm bầm những câu vần ám chỉ từ “mọi đen”. Đài BBC sau đó đã đưa ra cảnh cáo cuối cùng đối với Clarkson, yêu cầu ngôi sao này hoặc phải tuân thủ nghiêm ngặt hoặc sẽ bị sa thải.

Tính cách của Jeremy Clarkson tạo ra hai luồng ý kiến khác nhau trong số hàng trăm triệu khán giả của chương trình Top Gear. Không ít người phản đối kịch liệt và gởi kiến nghị đòi BBC phải sa thải ngôi sao này. Tuy nhiên Jeremy Clarkson cũng có số lượng fan hâm mộ vô cùng lớn. Sau sự việc đấm đồng nghiệp vào tuần trước, Jeremy Clarkson bị đình chỉ công tác tại BBC và đối mặt với khả năng bị sa thải. Change.org, một trang chuyên gởi các kiến nghị tập thể lớn với số lượng thành viên lên tới 65 triệu người, đã khởi động một đợt thu thập chữ ký kêu gọi BBC “bỏ qua” cho Clarkson. Chỉ sau chưa đầy 3 ngày, kiến nghị này đã thu được sự hưởng ứng của hơn 750 nghìn người, và là một trong những kiến nghị được hưởng ứng mạnh mẽ nhất trong lịch sử của trang. Những vụ ồn ào quanh các nhà báo của Top Gear ảnh 3Jeremy Clarkson và Richard Hammond trong một chương trình thực hiện tại Việt Nam vào năm 2009.

Đối với chương trình Top Gear của BBC, việc đình chỉ Jeremy Clarkson cũng gây ra không ít thiệt hại, bởi đài này sau đó đã tuyên bố hoãn công chiếu 3 kỳ tiếp theo, và có khả năng thiệt hại hàng chục triệu bảng vì phải bồi thường cho các hợp đồng mua bản quyền phát sóng.

Jeremy Clarkson lắm tài nhiều tật và được biết đến với rất nhiều vụ ồn ào. Tuy nhiên trong số ba ngôi sao chủ lực của chương trình Top Gear, thì Jeremy Clarkson không phải là người duy nhất có cá tính đặc biệt. James May và Richard Hammond cũng vậy, nhưng Clarkson được mô tả như “ngựa chứng” thì James May hài hước hơn, ông trước đây từng là một biên tập viên của tờ Autocar, bị sa thải chỉ vì một thông điệp ngầm được lồng ghép xuyên suốt một cuốn báo xuất bản năm 1992. Những vụ ồn ào quanh các nhà báo của Top Gear ảnh 4 Cuối năm 1992, tờ Autocar chuẩn bị phát hành số đặc biệt “Road Test Year Book” bao gồm một loạt các bài đánh giá xe và mỗi bài được bắt đầu bằng một ký tự lớn nổi bật. James May lúc đó đang là biên tập viên có nhiệm vụ biên tập và sắp xếp các bài đánh giá này thành series. Mô tả công việc lúc đó là “cực kỳ chán và mất nhiều tháng trời”, James May nghĩ ra một trò đùa là chỉnh sửa và sắp xếp các ký tự nổi bật ở mỗi bài để ghép thành một thông điệp xuyên suốt cả số báo. Và thông điệp của ông là "So you think it's really good, yeah? You should try making the bloody thing up; it's a real pain in the arse." Tạm dịch là “Bạn nghĩ điều này thật sự thú vị? Bạn nên thử ngồi đây sắp xếp những thứ chết tiệt này; nó thật sự ê mông.” Những vụ ồn ào quanh các nhà báo của Top Gear ảnh 5

Ban biên tập Autocar lúc đó không hề phát hiện ra trò đùa của James May, mà chỉ biết đến nó khi các độc giả gọi đến hỏi, vì họ nghĩ đó có thể là một thông điệp mà người nào phát hiện ra sẽ có giải thưởng.

James May sau đó bị sa thải. Mãi tới năm 1999 ông mới gia nhập Top Gear và đến năm 2003 trở thành một trong ba người dẫn chính của chương trình truyền hình này cùng với Jeremy Clarkson và Richard Hammond. Những vụ ồn ào quanh các nhà báo của Top Gear ảnh 6

Theo NgheNhinVietNam

Nguồn: https://nghenhinvietnam.vn/xe-doi-song/nhung-vu-on-ao-quanh-cac-nha-bao-cua-top-gear