Tư vấn tiêu dùng

Video: “Từ A tới Z” những lưu ý quan trọng nhất để có tư thế điều khiển mô tô an toàn

Tư thế điều khiển mô tô chuẩn đem tới sự an toàn và thú vị khi điều khiển xe trên mọi cung đường, và sau đây là những lưu ý cơ bản nhất để đạt được điều đó.

Nghe có vẻ vô lý nhưng nếu không có người lái ngồi trên, bản thân chiếc xe 2 bánh đã có thể di chuyển ổn định theo đường thẳng. Vì vậy hãy chấp nhận rằng chính chúng ta đang làm ảnh hưởng đến sự ổn định của chiếc xe mỗi khi di chuyển, cũng như điều khiển nó theo ý của mình. Cho nên việc của mỗi “tay nài” đó là phải đảm bảo hạn chế mất cân bằng cho chiếc xe càng ít càng tốt. Điều này có được là nhờ vào tư thế lái xe chuẩn.

  Đầu tiên, hãy để ý tới 2 cánh tay. Nhiều tay lái thường có thói quen nắm chặt lấy ghi-đông khi điều khiển xe. Hành động này có thể xảy ra ở mọi lúc, hoặc trong một số tình huống. Dù là thói quen thường xuyên hay phản xạ tức thời, bạn cũng nên tìm cách bỏ việc nắm chặt lấy ghi-đông. Với hành động này, toàn bộ cơ thể của bạn sẽ trở nên cứng như một khúc gỗ, mất đi sự linh hoạt để đáp ứng và xử lý theo các phản hồi của chiếc xe.

Video: “Từ A tới Z” những lưu ý quan trọng nhất để có tư thế điều khiển mô tô an toàn ảnh 1  Các biker lão luyện và những chuyên gia huấn luyện lái xe an toàn thường có câu: “Dưới cứng, trên mềm”. Điều này có nghĩa là phần thân dưới từ hông trở xuống nên được khóa lại để trở thành một khối với chiếc xe. Sử dụng mũi chân đặt lên gác chân của xe giúp bạn tránh việc vô tình đạp phanh hay vào số một cách bị động khi gặp những tình hướng bất ngờ xảy ra.  Hai chân kẹp vào bình xăng và dùng chính phần thân dưới của bạn kiểm soát chiếc xe khi vào cua. Toàn bộ phía trên từ hông trở lên được thả lỏng, đến khúc cua thì nhẹ nhàng nghiêng người hướng vào cua. Video: “Từ A tới Z” những lưu ý quan trọng nhất để có tư thế điều khiển mô tô an toàn ảnh 2  Hãy chú ý đến hướng nhìn khi vào cua cố gắng nhìn xa nhất có thể trong cua và tránh việc phân tâm nhìn ra những hướng khác vì mọi người hay có quan niệm “nhìn đâu đi đấy”. Ngược lại, trong các giải đua như MotoGP hay WSBK, bạn lại thấy những tay đua thường “cạ gối” và nghiêng người trong cua. Vậy họ làm vậy có tác dụng gì? Nói một cách dễ hiểu thì trong trường đua, tốc độ vào cua rất cao nên lực ly tâm lớn. Video: “Từ A tới Z” những lưu ý quan trọng nhất để có tư thế điều khiển mô tô an toàn ảnh 3  Lúc này, cơ thể của người lái cần tạo thành một đối trọng chống lại để chiếc xe không bị văng khỏi cua. Hành động cạ gối là để kéo toàn bộ trọng lượng của người và xe nghiêng vào cua, tạo trọng lực cân bằng với lực ly tâm. Tóm lại nếu chạy ở tốc độ không quá cao thì không nhất thiết bạn phải cố gắng cạ gối.  Tư thế gọi là chuẩn có thể nói sơ qua là vậy, nhưng nhiều tay nài non kinh nghiệm khi thấy chiếc xe nghiêng vào trong cua lại có xu hướng nghiêng hướng ngược lại đè chiếc xe xuống. Việc đó không hoàn toàn sai nhưng chỉ thường áp dụng với những chiếc xe có trong tâm cao như supermoto hay phải thực hiện những cú rẽ trong góc cua rất hẹp ở tốc độ thấp - chẳng hạn khi ngoặt quay đầu. Video: “Từ A tới Z” những lưu ý quan trọng nhất để có tư thế điều khiển mô tô an toàn ảnh 4 Một lỗi cơ bản khác của các “nài mới” đó là tư thế thân người trên xe không chính xác khi vào cua dựa vào sự hỗ trợ của tay lái quá nhiều. Điều này dẫn tới việc khóa cứng hai cánh tay và nó sẽ phải chịu hết trọng lượng cơ thể dồn xuống trong lúc nghiêng người vào cua. Phần thân dưới và cơ của bạn không kẹp chặt vào chiếc xe nên tay không thể thoái mái nắm ghi đông một cách nhẹ nhàng. Hãy sử dụng trọng lượng cơ thể để đổi hướng bằng cách nghiêng người theo hướng cua; đầu hướng về lối thoát cua, cằm vuông góc với mặt đất, vai song song với tay lái.
 

Theo NgheNhinVietNam

Nguồn: https://nghenhinvietnam.vn/xe-doi-song/video-tu-a-toi-z-nhung-luu-y-quan-trong-nhat-de-co-tu-the-dieu-khien-mo-to-an-toan