Công nghệ

Động cơ 5 xi-lanh: “đặc sản” đưa Audi lên đỉnh, đang dần biến mất vì cơn bão điện hoá

Ngoài việc tiên phong trong công nghệ chiếu sáng, Audi còn nổi tiếng bởi động cơ 5 xi-lanh thẳng hàng mà ít có nhà sản xuất nào ứng dụng.

Nếu nói tới động cơ 5 xi-lanh thẳng hàng, người yêu xe sẽ nghĩ về 2 cái tên đầu tiên là Audi và Volvo. Tuy nhiên hiện tại, chỉ có Audi còn kiên trì sử dụng cấu hình máy này cho các sản phẩm của mình - mặc dù ngày đó không còn kéo dài. Hiện tại, những cỗ máy 5 xi-lanh tăng áp chỉ còn được sử dụng cho các dòng Audi RS hiệu năng cao và trong bối cảnh "cơn bão" điện hoá đang thúc đẩy những nhà làm luật siết chặt tiêu chuẩn khí thải, có lẽ động cơ này chỉ còn tồn tại tới cuối thập kỷ. Chính vì vậy, giờ là lúc thích hợp để nhìn lại quá trình Audi phát triển động cơ độc đáo này.

Động cơ 5 xi-lanh: “đặc sản” đưa Audi lên đỉnh, đang dần biến mất vì cơn bão điện hoá ảnh 1  Audi đã "trình làng" động cơ xăng 5 xi-lanh đầu tiên cách đây 45 năm. Những cải tiến và phát triển mới theo sau đó là tăng áp, bộ lọc khí xả và công nghệ 4 van, cũng như các lựa chọn nhiên liệu xăng hoặc diesel. Phiên bản 2.5 TFSI đã giành được giải thưởng “Động cơ quốc tế của năm” 9 lần liên tiếp. Ngày nay, Audi RS 3 Sportback mới mang trên mình truyền thống động cơ năm xi-lanh - với sức mạnh lớn hơn bao giờ hết. Động cơ 5 xi-lanh: “đặc sản” đưa Audi lên đỉnh, đang dần biến mất vì cơn bão điện hoá ảnh 2  Động cơ 5 xi-lanh của Audi đã chiếm được tình cảm đặc biệt của các fan hâm mộ - một phần là do chúng được triển khai thành công trong lĩnh vực đua xe thể thao, cũng như có độ bền và tính kinh tế cao. Thứ tự đánh lửa 1-2-4-5-3 độc đáo của động cơ và âm thanh có một không hai đi kèm với nó làm cho trải nghiệm lái càng trở nên phấn khích hơn. Động cơ 5 xi-lanh: “đặc sản” đưa Audi lên đỉnh, đang dần biến mất vì cơn bão điện hoá ảnh 3  Động cơ xăng 5 xi-lanh đầu tiên là nguồn động lực cho Audi 100 (C2) vào năm 1976. Mẫu xe này có tên gọi nội bộ là Type 43, được định vị ở phân khúc cao hơn so với phiên bản tiền nhiệm trên thị trường. Theo các nhà phát triển, động cơ 4 xi-lanh vào thời điểm đó không phù hợp với vị trí này. Vào đầu những năm 1970, các kỹ sư của Audi đã thảo luận về khả năng giới thiệu động cơ 5 và 6 xi-lanh thẳng hàng. Lựa chọn thứ hai đã bị loại trừ do tốn không gian lắp đặt và phân bổ trọng lượng không thuận lợi. Động cơ 5 xi-lanh: “đặc sản” đưa Audi lên đỉnh, đang dần biến mất vì cơn bão điện hoá ảnh 4  Vì vậy, những người chịu trách nhiệm đã chọn động cơ 5 xi-lanh thẳng hàng, dựa trên ý tưởng máy với tên mã EA 827 mới. Động cơ 4 xi-lanh thẳng hàng này đã được sử dụng trong toàn Tập đoàn VW vào những năm 1970 - ví dụ như trên Audi 80 và Audi 100. Phiên bản 5 xi-lanh 2.1 lít có công suất 136 mã lực. Hệ thống phun hiện đại giúp tăng hiệu quả và nâng công suất. Những chiếc Audi 100 5E bắt đầu bán ra vào tháng 3 năm 1977. Động cơ 5 xi-lanh: “đặc sản” đưa Audi lên đỉnh, đang dần biến mất vì cơn bão điện hoá ảnh 5  Ngay từ năm 1978 Audi đã trình làng phiên bản động cơ diesel 5 xi-lanh đầu tiên nạp khí tự nhiên, có dung tích 2 lít và sản sinh công suất 70 mã lực. Một năm sau, động cơ xăng 5 xi-lanh tăng áp đầu tiên ra mắt - một thành tích tiên phong khác của Audi. Với công suất 170 mã lực và mô-men xoắn 265Nm, nó đã cung cấp sức mạnh cho mẫu xe hàng đầu mới, Audi 200 5T. Nhưng phiên bản được trang bị cho chiếc Ur-Quattro đầu tiên còn làm được nhiều hơn thế. Động cơ 5 xi-lanh: “đặc sản” đưa Audi lên đỉnh, đang dần biến mất vì cơn bão điện hoá ảnh 6  Với hệ thống tăng áp, két giải nhiệt khí nạp và hệ dẫn động bốn bánh toàn thời gian, cỗ máy này ưu việt cho cả đường đua và đường trường. Ban đầu, nó cung cấp 200 mã lực. Năm 1983, Finn Hannu Mikkola đã vô địch trong Giải đua xe rally Thế giới (WRC) trên chiếc xe này. Cùng năm, Audi giới thiệu Sport Quattro bản thân rộng, ngắn hơn 24cm. Nó được trang bị động cơ 4 van 5 xi-lanh mới được phát triển làm bằng nhôm với công suất 306 mã lực. Động cơ 5 xi-lanh: “đặc sản” đưa Audi lên đỉnh, đang dần biến mất vì cơn bão điện hoá ảnh 7  Động cơ đó khiến Sport quattro trở thành chiếc xe thương mại mạnh mẽ nhất do một công ty Đức chế tạo ở thời điểm đó. Mẫu xe này đã hình thành nền tảng cho một phiên bản đua ở thể thức Group B đầy kịch tính, với động cơ 4 van cho công suất 450 mã lực ngay từ khi bắt đầu thi đấu. Nó được sử dụng lần đầu tiên trong chặng đua năm 1984 tại Bờ Biển Ngà. 11 vòng đấu khác của mùa giải đã trôi qua với sự đồng hành của tay đua người Thụy Điển Stig Blomqvist trên Audi Quattro A2 Group B, sản sinh công suất 360 mã lực. Cuối cùng, ông đã đem về chức vô địch cho cả bản thân lẫn Audi. Động cơ 5 xi-lanh: “đặc sản” đưa Audi lên đỉnh, đang dần biến mất vì cơn bão điện hoá ảnh 8  Với những tai nạn chết người, thể thức Group B sau đó đã bị loại bỏ. Ngay cả sau khi Audi rút lui khỏi cuộc Group B vào năm 1986, những chiếc Audi 5 xi-lanh vẫn tiếp tục chứng minh thành công trên đường đua. Vào năm 1987, Walter Röhrl đã giành chiến thắng tại Pikes Peak Hill Climb (Mỹ) trong Audi Sport Quattro S1 (E2). Chiếc xe đua mạnh 598 mã lực. Và IMSA GTO đã xuất sắc có mặt trong các giải đua xe du lịch tại Mỹ, sản sinh công suất 720 mã lực - chỉ từ động cơ hơn 2.0l một chút, vào năm 1989! Động cơ 5 xi-lanh: “đặc sản” đưa Audi lên đỉnh, đang dần biến mất vì cơn bão điện hoá ảnh 9 Audi đã giới thiệu một cột mốc quan trọng khác trong lịch sử ô tô tại Triển lãm Ô tô Quốc tế ở Frankfurt am Main năm 1989: Audi 100 TDI. Đây là chiếc xe thương mại đầu tiên có động cơ diesel tăng áp phun nhiên liệu trực tiếp 5 xi-lanh và điều khiển hoàn toàn bằng điện tử. Động cơ tạo ra 120 mã lực từ dung tích 2.5 lít. Audi tiếp tục cải tiến loạt động cơ xăng 5 xi-lanh. Năm 1994, Audi RS 2 với công suất 315 mã lực được tung ra thị trường. Là một chiếc wagon (Avant theo cách gọi của Audi) với sức mạnh của một siêu xe, nó đã tạo nên một phân khúc xe mới.   Động cơ 5 xi-lanh: “đặc sản” đưa Audi lên đỉnh, đang dần biến mất vì cơn bão điện hoá ảnh 10  Năm 1994 chứng kiến động cơ 5 xi-lanh bị loại khỏi phân khúc B, khi Audi A4 được giới thiệu. Chúng dần được thay thế vào giữa những năm 1990 bằng động cơ V6 mới. Các động cơ 5 xi-lanh cuối cùng, 2.5 TDI trên Audi A6 và 2.3 Turbo trên Audi S6, đã bị loại bỏ dần vào năm 1997. Sau đó vào năm 2009, loại máy này đã trở lại - với hệ thống tăng áp và phun xăng trực tiếp trên Audi TT RS. Động cơ đặt ngang do quattro GmbH phát triển sản sinh công suất 340 mã lực từ dung tích 2.5 lít. TT RS plus mà Audi trình làng vào năm 2012 thậm chí còn đạt công suất 360 mã lực. Động cơ 5 xi-lanh: “đặc sản” đưa Audi lên đỉnh, đang dần biến mất vì cơn bão điện hoá ảnh 11  Ban đầu, nó tạo ra 310 mã lực, nhưng đạt 340 mã lực bắt đầu từ cuối năm 2014. Hiệu suất RS Q3 sau đó vào năm 2016 thậm chí đạt 367 mã lực; vào năm 2019, phiên bản RS Q3 mới mang lại công suất 400 mã lực với mô-men xoắn 480 Nm. Một ban giám khảo quốc tế gồm các nhà báo ô tô đã bình chọn cỗ máy 5 xi-lanh này là “Động cơ của năm” trong phân hạng của nó 9 lần liên tiếp kể từ năm 2010. Ngày nay, động cơ 2.5 TFSI xuất hiện trên Audi RS 3 mới với sức mạnh mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Động cơ 5 xi-lanh: “đặc sản” đưa Audi lên đỉnh, đang dần biến mất vì cơn bão điện hoá ảnh 12 RS 3 mới chạy nước rút từ 0 đến 100km/h trong 3,8 giây. Tốc độ tối đa của chúng được giới hạn ở 250km/h, nhưng có thể tăng lên thành 280km/h dưới dạng nâng cấp tùy chọn. Với gói RS Dynamic và phanh gốm, chúng thậm chí có thể đạt tốc độ tối đa 290km/h. Điều đó làm cho Audi RS 3 trở thành chiếc xe tốt nhất trong phân khúc về khả năng tăng tốc và tốc độ tối đa.  Động cơ 5 xi-lanh: “đặc sản” đưa Audi lên đỉnh, đang dần biến mất vì cơn bão điện hoá ảnh 13  Điều này chủ yếu có được là do mô-men xoắn đạt tới 500Nm, ở dải tua máy từ 2.250 đến 5.600 vòng/phút - hơn 20Nm so với người tiền nhiệm của nó. Kết quả là Audi RS 3 còn tăng tốc nhanh hơn từ dải vòng tua thấp. Công suất tối đa 400mã lực của động cơ có sẵn sớm hơn trước ở 5.600 vòng/phút và có thể đạt được cho tới 7.000 vòng/phút. Một bộ ECU mới cũng giúp các thành phần truyền động giao tiếp với nhau nhanh hơn. Động cơ 5 xi-lanh: “đặc sản” đưa Audi lên đỉnh, đang dần biến mất vì cơn bão điện hoá ảnh 14  



Theo NgheNhinVietNam

Nguồn: https://nghenhinvietnam.vn/xe-doi-song/dong-co-5-xi-lanh-dac-san-dua-audi-len-dinh-dang-dan-bien-mat-vi-con-bao-dien-hoa